Chúng tôi đang nói về những du kích đã cùng với Hồng quân chiến đấu chống phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai 1941-1945.
Lúc đầu, phong trào du kích diễn ra một cách tự phát. Họ chỉ là những người dân tự đứng lên chống những kẻ xâm lược, không được huấn luyện, không có kỹ năng chiến đấu, không có vũ khí mà cũng không có liên hệ với ban chỉ huy quân đội thường trực. Phần nhiều chính bởi vậy mà trong mùa đông 41-42, phong trào du kích đã phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất và không quá 15% các đơn vị du kích duy trì được hoạt động của mình. Nhưng không gì có thể dập tắt được ngọn lửa phản kháng. Giáo sư trường Đại học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga Yuri Rubtsov nói:
"Nếu một người có làng quê bị đốt cháy, có con cái hoặc cha mẹ, vợ hoặc chồng bị giết chết, dĩ nhiên người đó sẽ không phải suy nghĩ gì nhiều về việc anh ta có vũ khí hay không, mà đơn giản là cầm rìu đứng lên chống kẻ xâm lược. Về sau, từ chỗ tự phát, phong trào du kích trở thành một tổ chức nghiêm chỉnh: dẫn đầu các nhóm, các đội là những quân nhân chuyên nghiệp, thường là những người chỉ huy rơi vào khu vực bị bao vây. Hoặc là quân đội cử những người chuyên nghiệp tham gia hoạt động này. Và thế rồi phong trào du kích bắt đầu trở nên kịp thời, thậm chí mang tính chiến lược."
Sau trận đánh Kursk nổi tiếng mùa hè năm 1943 đã phối hợp chiến dịch du kích quy mô lớn có tên là "Cuộc chiến đường sắt" từ 3 tháng Tám đến 15 tháng Chín năm 1943. Ông Yuri Rubtsov cho biết:
"Gần 170 đội du kích và liên kết, tức là khoảng 100 000 người đồng thời tấn công đường sắt trong khu vực kẻ thù trên một diện tích lớn 1.000 km2 và rộng 750 km sâu trong lãnh thổ ba nước cộng hòa Belarus, Ukraine và Nga. Thêm vào đó du kích còn phá hoại tàu hỏa, nhà ga và thùng nhiên liệu. Nhiều cây cầu bị phá hủy. Trong "Cuộc chiến đường sắt" phát xít Đức đã phải rút từ mặt trận 26 sư đoàn."
Chiến dịch "Cuộc chiến đường sắt" thành công đến nỗi đến tháng Chín năm đó đã diễn ra hoạt động tương tự tên là "Hòa nhạc" với sự tham dự của gần 200 đội du kích, quân số hơn 120 nghìn người. Cuối cùng, tháng Mười Hai năm 1943 đã tổ chức hoạt động du kích thứ ba có tên là "Hòa nhạc mùa đông" Chiến thắng của du kích to lớn đến nỗi họ thực sự tiêu diệt cả đội quân của địch. Giám đốc khoa học của Hội lịch sử quân sự Nga Mikhail Miakov nhấn mạnh:
"Trong chiến tranh, lực lượng du kích đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt tù binh hơn một triệu lính Đức Quốc xã, phá hủy bốn ngàn xe tăng và hơn một ngàn máy bay. Tất nhiên, quân Đức đã cố gắng tìm mọi cách để tiêu diệt phong trào du kích. Đối với mỗi du kích bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh, người dân địa phương được chính quyền xâm lược Đức hứa cấp 6 ha đất, 6 con bò, và thậm chí 20 chai vodka."
Du kích không chỉ hoạt động ở Liên Xô. Trong phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu có hơn 40.000 công dân Liên Xô tham gia.