Trong cuộc đàm đạo với đài "Sputnik", các chuyên viên Nga gọi quyết định của Matxcơva là bước đi tự nhiên và cơ chế mới để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Họ cho rằng trong động thái này của Nga có tỷ lệ chính trị nhất định, nhưng điều chính yếu là nhãn quan thực dụng và cùng có lợi.
Về vấn đề này Nga đã có khoảng dừng. Matxcơva công bố quyết định tham gia ABII muộn hơn các đối tác trong BRICS như Ấn Độ và Brazil. Trước Nga, thực hiện bước đi liên kết với ABII còn có cả những đối tác hàng đầu của Hoa Kỳ, bất chấp sức ép chính trị mạnh từ Washington. Đó là các nước Anh, Pháp, Đức, Italy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc và Australia.
Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov thông báo về một số chi tiết trước ngưỡng quyết định của Matxcơva tham gia dự án Trung Quốc. Trao đổi bên lề diễn đàn kinh tế Bác Ngao ở miền nam Trung Quốc, ông Shuvalov lưu ý rằng vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc gặp Tổng thống Vladimir Putin. Câu hỏi chính là các hình thái khác sẽ kết hợp với ABII như thế nào. Cụ thể như Ngân hàng Phát triển SCO, Ngân hàng phát triển BRICS và Ngân hàng Phát triển Á-Âu, nơi Nga là một trong số cổ đông lớn nhất. Tại cuộc gặp này đã đi đến kết luận rằng các cơ cấu kể trên sẽ không cạnh tranh với dự án ABII và không ngăn cản nhau. Mà ABII sẽ chỉ tạo cơ hội bổ sung dành cho sự phát triển, — Phó Thủ tướng Igor Shuvalov tin tưởng như vậy.
Ông Shuvalov cũng cho biết những chi tiết khác mà trước đây do thiếu thông tin nên đã trở thành đề tài đầu cơ.
"Phía đối tác Trung Quốc không chỉ một lần mời chúng ta tham gia vốn tư bản của ngân hàng này. Ban đầu chúng tôi đã tán thành ý tưởng, tiếp thu đề xuất với sự hiểu biết. Chúng tôi cho rằng việc tham gia vào dự án Trung Quốc sẽ tạo khả năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Nga".
Việc Nga gia nhập ABII là bước đi tự nhiên trong chính sách hướng sang châu Á của Nga cũng như chủ trương tăng cường liên hệ với Trung Quốc. Ông Viktor Shumsky chuyên viên từ MGIMO nêu ý kiến lưu ý về chi tiết này.
"Các đề án cơ sở hạ tầng chính của Nga đều tập trung về phía châu Á — ở Viễn Đông và Siberia. Thêm nữa, những đề án này không chỉ liên quan đến Nga, mà toàn bộ châu Á, bởi ở đây là chuyện nói về các cảng và tuyến lưu thông hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ xuyên lục địa. Đó là những siêu đề án. Một trong những yếu tố chính của cuộc khởi động là đảm bảo tài chính. Đồng thời, sự tham gia của Nga vào ABII sẽ xác định ảnh hưởng quan tâm của Matxcơva đến đảm bảo cơ sở hạ tầng cho những phần còn lại của châu Á. Sẽ tác động để thiết lập những mối nối kết giữa các dự án cơ sở hạ tầng của châu Á và Nga".
Tuy nhiên, nói cho đến cùng trong quyết định của Matxcơva thì cái gì nhiều hơn, — chính trị hay chủ nghĩa thực dụng thương mại? Lời đáp cho câu hỏi này chứa đựng trong ý kiến của chuyên viên Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) Valery Kistanov.
"Theo tôi ở đây hàm chứa tỷ lệ chính trị nhất định. Nga và Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp cả trong lĩnh vực liên hệ kinh tế-thương mại cũng như chính trị. Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, đang ghé vai san sẻ một phần gánh nặng của chúng ta trong bối cảnh quan hệ không thuận lợi với các nước phương Tây. Chính trị có lẽ hiện hữu, nhưng dù sao chăng nữa vẫn không phải là chủ đạo. Động lực chính là chủ nghĩa thực dụng, cũng giống như trong quyết định của các nước châu Á hay là các đồng minh của Hoa Kỳ ở cả hai châu lục Á và Âu. Nhật Bản chẳng hạn, bất kể thực tế là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, nay cũng đang suy tính về ABII. Những nước tham gia ABII lập tức hòa vào "dòng chính". Ở đây phô trương sự thắng thế của những quyền lợi thực dụng".
Trung Quốc hoan nghênh việc Nga quyết định gia nhập ABII. Bắc Kinh bày tỏ sự tin tưởng rằng đó là tín hiệu mới thể hiện tính đại diện rộng rãi, tính cởi mở và bao quát của dự án. Tại diễn đàn Bác Ngao, phía Trung Quốc khẳng định rất quan tâm đến tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Matxcơva và sẵn sàng phân bổ cho đề án khoản đầu tư và tín dụng khoảng 300 tỷ rúp. Trong tầm chú ý còn thêm một đề án khác là hiện đại hóa các hải cảng Nga ở vùng Viễn Đông.