"Quyền lực lịch sự" - học thuyết chính trị đối ngoại mới của Nga

© Sputnik / Vladimir Trefilov  / Chuyển đến kho ảnhVladimir Lepekhin
Vladimir Lepekhin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hồi năm ngoái, trong nền chính trị thế giới đã xảy ra những sự kiện làm thay đổi toàn bộ cấu hình của các mối quan hệ quốc tế.

Nhà quan sát của hãng tin quốc tế "Rossiya Segodnya" Vladimir Lepekhin viết, trước hết phải nói rằng, Hoa Kỳ đã phá hủy toàn bộ trật tự thế giới hình thành sau Thế chiến II và đã làm giảm vai trò của Liên Hợp Quốc xuống  mức độ một cơ chế trang trí. Một thí dụ cho điều đó: dù không có giấy ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã hỗ trợ cho các chiến dịch càn quét chống người dân ở Ukraina, và đã sử dụng sức mạnh quân sự ở Yemen. Thứ hai, trên thực tế, Hoa Kỳ thách thức Nga bằng cách lôi cuốn toàn bộ châu Âu vào cuộc đối đầu kinh tế, thông tin, quân sự và chính trị với Matxcơva. Thứ ba, do lập trường không xây dựng của Washington, trung tâm của nền kinh tế thế giới (và trung tâm địa chính trị) bắt đầu di chuyển theo hướng các nước ASEAN và các nước BRICS. Thực tế này giải thích tại sao Nga tham gia vào hoạt động của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Ngoài ra, trước đây đã có tin về việc thành lập Ngân hàng BRICS và khởi xướng thành lập Ngân hàng SCO. Theo ý kiến của nhà quan sát hãng tin quốc tế "Rossiya Segodnya", hiện nay có thể nói rằng, với sự tham gia của Nga đang hình thành một trung tâm tài chính mới và hệ thống thanh toán toàn cầu mới, là đối trọng với Ngân hàng Thế giới và đồng đô la Mỹ. Đây là thực tế địa chính trị mới.

Theo ông Vladimir Lepekhin, sau sự kiện này phải xem xét lại học thuyết địa chính trị của Nga. Tất nhiên, sau các sự kiện ở Libya, Syria và Ukraina, Bộ Ngoại giao Nga đã xem xét lại các phương hướng ưu tiên trong công tác của họ. Tuy nhiên, khái niệm về chính sách đối ngoại của Nga — học thuyết "quyền lực mềm" được phê duyệt vào tháng Hai năm 2013 — vẫn là phương hướng ưu tiên. Nói chung, học thuyết này dựa vào những luận cứ hợp lý, nhưng, ngay vào thời điểm thông qua nó đã thấy được rõ khái niệm "quyền lực mềm" không hợp với những thách thức mà Nga đang phải đối mặt. Đó là ý kiến của nhà quan sát hãng tin quốc tế "Rossiya Segodnya" Vladimir Lepekhin.

Hiện nay, có chú ý đến cuộc đối đầu giữa nền văn minh Nga và nền văn minh phương Tây đang gia tăng đến mức độ nghiêm trọng dọc theo toàn bộ đường biên giới Nga, Matxcơva phải có một học thuyết chính trị đối ngoại mới.  Học thuyết mới phải dựa vào sức mạnh của trí tuệ và tinh thần. Bản thân cuộc sống đã khiến người Nga gọi đúng tên một học thuyết mới: "Quyền lực lịch sự". Đó là sức mạnh của sự yên tĩnh, sự rộng lượng và sự tự tin.
Nếu nói về các hướng chính trong chính sách đối ngoại của Nga, thì đó là sự tăng cường của BRICS, biến nhóm "G-20" thành "G-30" bằng cách mời các nước lớn nhất không thuộc phương Tây tham gia vào cơ chế này. Trong khi ảnh hưởng và uy tín của EU và PACE đang suy giảm, Nga nên tập trung chú ý đến hoạt động của EAEC và Nghị viện Liên minh Á-Âu. Để đáp trả việc mở rộng NATO,  Nga nên mở rộng thành phần và tăng cường khả năng chiến đấu của CSTO. Liên bang Nga có biên giới chung với hai chục quốc gia, vì thế Matxcơva nên thực thi chính sách mở rộng không gian an ninh tập thể ở lục địa Á-Âu. Về mặt này, Nga đã từ lâu nên thành lập ở phía Đông một cơ chế kiểu như OSCE. Cần phải phát triển những định dạng khác trong sự hợp tác giữa các khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала