Vòng kế tiếp của cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran bắt đầu ngày 26 tháng Ba và kéo dài 8 ngày đầy căng thẳng. Các nhà đàm phán đạt được kết quả gì? Sau đây là bình luận của chuyên viên nghiên cứu chính trị — Đông phương học Vladimir Sazhin.
“Thế là cuộc đàm phán đã hoàn thành! Tất cả các bên hữu quan từ châu Âu đến Australia đều chờ đợi ngày này. Cuộc marathon thương lượng đã kéo dài suốt 12 năm. Nhưng, thực chất kết quả cuối cùng bắt đầu xuất hiện chỉ từ ngày 24 tháng 11 năm 2013, khi ký kết Thỏa thuận Geneva nhan đề "Kế hoạch hành động chung". Nó là bản đồ lộ trình dẫn đường tới thỏa thuận toàn diện về giải pháp dứt khoát cho vấn đề hạt nhân của Iran và loại bỏ đề tài này khỏi chương trình nghị sự chính trị thế giới. Từ lúc khởi đầu giai đoạn chung kết của chặng đua, tính hiệu quả trong mọi hoạt động của nó vượt hơn bất kỳ điều gì đạt được trong quá trình đàm phán 10 năm trước đó”.
Chuyên viên Vladimir Sazhin nói tiếp: Các bên đã phấn đấu một cách đầy phẩm giá cho lập trường của họ và đi tới những thỏa hiệp cần thiết. Ở đây cần đặc biệt ghi nhận vai trò của Tổng thống Iran Hassan Rouhani — xuất phát từ lợi ích quốc gia của Iran, ông đã biết xoay chuyển quá trình chính trị của cuộc đàm phán hạt nhân mà người tiền nhiệm đưa vào chỗ bế tắc khiến đất nước mấp mé trên bờ vực chiến tranh và thảm họa kinh tế, để đi tới kết thúc thắng lợi cho Iran.
Thỏa thuận “khung” đạt được hôm 2 tháng Tư là giai đoạn quan trọng nhất và tuyệt đối cần thiết trên con đường đến nhất trí. Các Ngoại trưởng của bảy quốc gia đã đi đến thỏa thuận chung nhất và đặt nền móng chính trị cho bản hợp đồng sắp tới, cần được ký kết khoảng ngày 30 tháng Sáu.
Quả thực, thỏa thuận Lausanne còn chưa phải là văn kiện cuối cùng nhưng chính nhờ nó mà đã tháo gỡ được nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Chẳng hạn, đã đồng thuận rằng thời hạn của hợp đồng đang soạn thảo là cho 10 năm tới, trong đó Iran sẽ đình chỉ 2/3 công suất làm giàu uranium. Số lượng các máy ly tâm sẽ cắt giảm từ 19.000 xuống còn 6.000. Sẽ tái định hướng các cơ sở hạt nhân. Và trong vòng 15 năm Tehran sẽ không làm giàu uranium cao hơn mức 3,67%. Iran cũng cam kết không tiến hành các nghiên cứu về sử dụng nhiên liệu hạt nhân tái chế. Thỏa thuận về chương trình hạt nhân cũng dự trù là ở Iran không còn bất kỳ kho chứa vật liệu phân hạch. Phần lớn dự trữ uranium của Iran sẽ được thu gom hoặc đưa ra khỏi đất nước. Iran cũng đồng ý rằng trong vòng 15 năm sẽ không xây dựng thêm cơ sở mới để làm giàu uranium, còn số máy ly tâm và thiết bị làm giàu uranium “thừa” sẽ được chuyển giao sang thuộc quyền kiểm soát của IAEA. Đương nhiên, toàn bộ các hoạt động quy mô lớn này sẽ diễn ra dưới sự giám sát cứng rắn và nghiêm ngặt của IAEA.
Một trong những vấn đề chính yếu là tháo bỏ chế độ trừng phạt chống Iran. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu, Cao ủy Federica Mogherini tuyên bố: "Liên minh châu Âu sẽ đình chỉ mọi biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính liên quan đến nguyên tử".
Các nhà ngoại giao Nga cho rằng giải pháp cho vấn đề hạt nhân Iran có ý nghĩa tác động tích cực đến bối cảnh an ninh chung ở Trung Đông, nếu tính đến yếu tố hiện thực là từ nay Iran sẽ có thể tham gia tích cực hơn nữa vào việc giải quyết hàng loạt vấn đề mâu thuẫn và xung đột hiện hữu trong khu vực. Không cần nghi ngờ gì, điều đó chắc chắn cũng góp phần củng cố chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân.
“Bộ sáu” và Iran: Sự kiện chấn động từ lâu mong đợi
Đăng ký
Ngày 02 tháng Tư tại Lausanne (Thụy Sĩ) Nhóm trung gian quốc tế "5 + 1" (Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) và Iran đã đạt thỏa thuận chính trị về chương trình hạt nhân của Tehran.