Đó là ý kiến của chuyên gia Elio Ohep, Giám đốc Cơ quan Năng lượng PetroleumWorld.
Mới đây, ở Lausanne, bộ sáu trung gian quốc tế và Iran đã công bố thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Thông tin về thỏa thuận này ngay lập tức tác động đến tình hình trên thị trường thế giới. Tại các cuộc đấu giá, giá dầu thô Brent giảm hơn 5%. Trong cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti, ông Ohep cho biết, Iran đã tích lũy được khối lượng lớn dầu thô mà trước đây không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC, và nếu mở van này thì thị trường tràn ngập, và giá dầu có thể giảm mạnh. Các chuyên gia lưu ý rằng, diễn biến tình hình phụ thuộc vào các nguồn cung hiện tại và nhu cầu trên thị trường. Nhà phân tích thị trường dầu mỏ nói, các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ muốn mua dầu với mức giá thấp nhất có thể, và một trong những cầu thủ lớn nhất quan tâm đến việc mua dầu giá rẻ là Trung Quốc".
Vào năm 2012, phản ứng với lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ Iran đã ngừng cung cấp dầu mỏ cho Mỹ và Anh, và kể từ đầu năm 2013 — cho Liên minh châu Âu. Trước khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, Iran đã xuất khẩu gần 2,5 triệu thùng dầu. Bây giờ Iran hàng ngày sản xuất 2,85 triệu thùng, đứng thứ tư trên thế giới về khối lượng sản xuất dầu mỏ, nhưng, xuất khẩu chỉ khoảng 1 triệu thùng một ngày, chủ yếu cho Trung Quốc và các nước châu Á khác. Tuy nhiên, Iran đã tuyên bố rằng, họ sẵn sàng gia tăng khối lượng xuất khẩu dầu thô, nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Mặc dù thỏa thuận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chỉ là sơ bộ, các nhà quan sát cho rằng, hiện có khả năng gia tăng khối lượng cung cấp dầu mỏ, và do đó trong năm nay giá dầu sẽ giảm đi. Việc Iran trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ làm sụt giảm giá "vàng đen", điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình của các nhà sản xuất dầu mỏ khác trên thế giới. Hoạt động khai thác dầu ở Nga, Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan sẽ chịu áp lực lớn. Sẽ bùng nổ cuộc chiến giá cả, vì thế, ngay hiện nay các nhà sản xuất cần phải suy nghĩ về đa dạng hóa và tối ưu hóa các dịch vụ hậu cần. Đó là ý kiến của chuyên gia Alexander Ershov từ Thomson Reuters. Theo ông, Trung Quốc có thể giúp cho các nhà sản xuất dầu vì nước này đang gia tăng tiêu thụ dầu mỏ, song, ngay bây giờ Bắc Kinh là nhà nhập khẩu lớn nhất dầu thô từ Iran.
Mặc dù phải mất ít nhất một năm để đạt được thỏa thuận cuối cùng và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, sau đó dầu mỏ của Iran mới có thể tiếp cận thị trường toàn cầu, còn văn kiện cuối cùng có thể được ký kết trong gần ba tháng. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ đàm phán, thỏa thuận khung cũng có thể được coi là một bước đột phá ngoại giao.
Tất nhiên, Tehran rất coi trọng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với dầu mỏ. Do lệnh trừng phạt, chỉ riêng trong năm 2012, Iran đã không nhận được khoảng 70 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô. Ngoài ra, ở Iran, cũng như ở Nga, đồng tiền quốc gia giảm giá kỷ lục và lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên, ban lãnh đạo đất nước không chỉ một lần tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt đã góp phần vào sự phát triển công nghệ và giảm sự lệ thuộc vào dầu mỏ. Trong một cuộc phỏng vấn với "Gazeta.ru", Phó Tổng thống Iran về Khoa học và Công nghệ, ông Suren Sattar đã nói: "Lệnh trừng phạt chống lại Iran dẫn đến việc nền khoa học và công nghệ của Iran lên mức độ cao hơn. Bây giờ, ở khu vực Trung Đông, Iran đứng thứ nhất trong lĩnh vực công nghệ nano và công nghệ sinh học. Iran bắt đầu tìm kiếm các lĩnh vực khác để xuất khẩu, tìm kiếm thu nhập bổ sung để nộp vào ngân sách Nhà nước, thu nhập khác với hydrocarbon. Nền kinh tế mới dựa trên tâm trí chứ không phải tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Gỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Iran có thể làm sụt giảm giá dầu
Đăng ký
Nếu gỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Iran và gia tăng thị phần dầu Iran trên thị trường thế giới thì giá dầu có thể sụt giảm mạnh.