Liệu Nhật Bản có đối mặt các cuộc tấn công khủng bố mới?

© Flickr / Jorge CancelaQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
20 năm sau vụ khủng bố bằng khí độc sarin do tổ chức AUM Shinrikyo thực hiện trong tàu điện ngầm Nhật Bản, nhà chức trách đang lo ngại sự lặp lại các vụ tấn công. Vào năm 1995, đã có 13 người chết và hơn 6.000 người tổn thương.

 Những nạn nhân sống sót đến nay vẫn chưa không khắc phục mọi hậu quả về sức khỏe. Đặc biệt, kiểm tra y tế gần đây cho thấy 70% những người đã ngộ độc sarin bị mắc bệnh về thị giác.

Ở Nhật Bản, mối đe dọa chính hôm nay bắt nguồn từ Aleph và Hikari no Va – những tổ chức kế thừa AUM Shinrikyo. Mặc dù bị cảnh sát theo dõi quản lý, cả hai tổ chức này đều hoạt động một cách hợp pháp, có trang web trên Internet với 1.500 đến 1.650 môn đệ, nhưng tất nhiên qui mô không còn lớn. Theo các nhận định, Asahara Shoko — thủ lĩnh tinh thần của AUM đang ngồi tù và bị kết án tử hình vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới hai tổ chức. Vì sao những ý tưởng và nhân vật như vậy lại xuất hiện trong một xã hội phát triển như Nhật Bản, với cấp độ giáo dục thuộc loại cao nhất trên thế giới? Điều này không khác gì sự điều khiển ý thức, — ông Alexander Dvorkin, chủ tịch Hiệp hội các Trung tâm nghiên cứu tôn giáo và giáo phái Nga nêu nhận xét:

"Đáng ngạc nhiên là hoạt động của AUM tại Nhật Bản không bị cấm. Các môn đệ bị cảnh sát theo dõi, nhưng tổ chức tồn tại tương đối hợp pháp. AUM cũng không phải giáo phái cực quyền duy nhất hoạt động tại Nhật Bản. Dù cho quốc gia có phát triển cao về kinh tế và văn hóa, thì những yếu tố tâm lý con người vẫn tồn tại. Vào lúc cuộc sống trở nên gian nan, người chịu áp lực stress mạnh dễ bị dẫn dắt, điều khiển. Các nhân vật trong giáo phái thường lợi dụng điều này để quản lý và lôi kéo người vào mạng lưới của giáo phái. Trong xã hội không ổn định, nhiều khủng hoảng, sự tuyển mộ càng trở nên dễ dàng. Một xã hội thịnh vượng, phát triển, sẽ ít cơ hội cho các giáo phái hoành hành. Nhưng chẳng ở đâu là không có … "

Theo ông Dvorkin, nên tách biệt giữa giáo phái "cổ điển" và các giáo phái "cực quyền". Giáo phái cổ điển, ví dụ, cộng đồng báp-tít — những hội thánh tương đối nhỏ có ý nghĩa tồn tại chính là đối đầu các tôn giáo lớn truyền thống. Không thể coi họ là yếu tố nguy hiểm đối với xã hội. Nhưng ngoài các giáo phái cực quyền, tồn tại cả tổ chức khó xác định rõ thuộc về nhóm nào. Xét theo tính chất thì không còn là cổ điển nhưng cũng chưa phải cực quyền. Đâu là ranh giới khi giáo phái khác tư tưởng biến thành khủng bố? Ông Alexander Dvorkin tiếp tục nhận định:

"Sự kiểm soát ý thức từ bên ngoài tìm cách phá vỡ những luân lý trong con người. Dưới sự thôi miên, có thể ép người ta thực hiện một số hành động nhưng hầu như không thể ép giết người. Nhưng khi thuyết phục về kẻ thù đứng trước đối tượng, đe dọa người thân, đất nước, thì rào cản nêu trên có thể dễ bị vượt qua. Trong các giáo phái, môn đồ được ám thị rằng quan trọng nhất là những gì tốt cho giáo phái, điều tuyệt vời nhất, đạo đức cao nhất… Người đã trải qua "xử lý" sẽ dần tiếp nhận ý thức này và sẵn sàng làm bất cứ điều gì… "

Đối với Nhật Bản, chống khủng bố là một vấn đề thiết thực, đặc biệt sau cái chết gần đây của con tin Nhật Bản do chiến binh ISIS gây nên. Một số chuyên gia đã chỉ ra những đối chiếu song song giữa ISIS và các giáo phái cực quyền. Họ có điểm chung là lừa dối trong quá trình tuyển dụng, điều khiển tâm trí, can thiệp mọi khía cạnh đời sống các thành viên của tổ chức, tuyệt đối hóa hay thần tượng hóa các thủ lĩnh.

Mối đe dọa khủng bố càng đáng lưu ý khi năm 2016 Nhật Bản sẽ là nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7, cũng như các thế vận hội Olympic và Paralympic vào năm 2020. Theo ông Yasuhiko Nishimura, nguyên Chánh thanh tra Cục Cảnh sát Tokyo, vụ sử dụng sarin là một "bước ngoặt" đối với nhà chức trách Nhật Bản trong cuộc chiến chống các mối đe dọa khủng bố. Nếu như trước đó, sự quan tâm được tập trung vào công tác phòng chống sử dụng chất nổ hay vũ khí phi sát thương, thì AUM đã làm cho các nguy cơ tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học trở nên thực sự. Sau thảm kịch, cảnh sát Nhật Bản đã lập cơ quan đặc biệt có nhiệm vụ ngăn chặn các vụ khủng bố liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала