Công ty Nga "Gazprom Neft" đã nhận được độc quyền đàm phán với Tập đoàn "Petrovietnam" để mua lại cổ phần trong nhà máy lọc dầu này.
Trong tất cả các chủ thể kinh tế lớn ở Việt Nam, thì dường như doanh nghiệp này có số phận phức tạp nhất. Chẳng hạn như công trường xây dựng di chuyển lên phía bắc, càng xa thêm địa bàn khu mỏ mà xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro" khai thác, rồi việc hãng này hãng khác của Pháp, Malaysia, Hàn Quốc đồng ý kết nối vào dự án nhưng sau lại từ chối… Năm 1998, khâu xây dựng nhà máy chuyển giao từ công ty Mỹ "Foster Wheeler" cho "Vietros" do "Petrovietnam" cùng với "Zarubezhneft" của Nga tạo lập. Tuy nhiên, đến năm 2002 cả hãng Nga cũng mất hứng thú với dự án này, dù không có lỗi trong tình trạng kéo dài đáng kể việc xây dựng cơ sở, gia tăng chi phí ước tính của dự án cũng như thời hạn hoàn vốn của nhà máy…Cuối cùng phía Việt Nam đã một mình hoàn thành dự án bằng nguồn lực riêng.
Thế nhưng ngay những năm đầu tiên vận hành nhà máy đã bộc lộ khả năng sinh lợi thấp, — thủ trưởng điều phối các đề án chung Nga-Việt của "Zarubezhneft", ông Aleksandr Mikhailov cho biết.
Ông Aleksandr Mikhailov nhận xét:
"Phần lớn nguyên liệu để nhà máy hoạt động, là nhờ nguồn cung cấp của mỏ dầu "Bạch Hổ", chủ thể chính của "Vietsovpetro", còn lại là dầu mỏ Trung Đông. Công suất của nhà máy không đủ, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ trong nước. Dự kiến khắc phục tình hình với khả năng sinh lời kém đa phần trông vào phương cách mở rộng công suất và hiện đại hóa. Nhưng như vậy đòi hỏi khoản đầu tư mà "Petrovietnam" không có đủ. Sau mấy năm tích cực tìm kiếm đối tác cho đề án này, phía Việt Nam đã tiến hành đàm phán với chúng tôi, với Gazprom và Rosneft".
Trong những năm gần đây, các nhà đàm phán của "Petrovietnam" tập trung vào hai tập đoàn lớn của Nga là "Rosneft" và "GazpromNeft". Mỗi cơ sở Nga đều dẫn dắt cuộc thương lượng đến việc mua lại của phía Việt Nam 49% cổ phần trong nhà máy lọc dầu, và dự kiến đầu tư hiện đại hóa và khâu cung cấp nguyên liệu dầu thô. Đó cũng là một trong những đòi hỏi chính của phía Việt Nam: đối tác cần đảm bảo để xí nghiệp hoạt động với đầy đủ 100% tải trọng.
Và giờ đây, mong đợi đó đã bắt đầu trở thành hiện thực. Trong thời gian chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Việt Nam, đã xác định rõ ràng: đối tác của "Petrovietnam" trong đề án Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ là "Gazprom Neft". Trong quá trình hiện đại hóa công suất của nhà máy sẽ tăng lên 6,5-8,5 triệu tấn mỗi năm. Xí nghiệp sẽ chuyển sang sản xuất nhiên liệu động cơ đáp ứng tiêu chuẩn "Euro-5".