Sứ mệnh của Ashton Carter: Mỹ sẽ gây áp lực với Nhật Bản và Hàn Quốc mạnh hơn nữa

© AP Photo / Lee Jin-man, PoolAshton Carter
Ashton Carter - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tới châu Á để tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngày 8 tháng Tư, tại Tokyo, Bộ trưởng Carter đã hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani, và ngày hôm nay, 9 tháng Tư, ông đang ở Seoul. Theo Carter, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ mang lại ổn định cho châu Á-Thái Bình Dương, mà cả các khu vực khác của hành tinh. Tuy nhiên, điều đó sẽ củng cố và gia tăng sự phụ thuộc của Nhật Bản và Hàn Quốc đối với Hoa Kỳ và sẽ cho Washington đòn bẩy bổ sung để gây áp lực với Tokyo và Seoul, cũng như nêu quy tắc ứng xử cho họ trên trường quốc tế.

Hiện tại, Hoa Kỳ tham gia tích cực trong công việc chính trị của các đồng minh Đông Nam Á. Blogger nổi tiếng Nhật Bản Japan and World Trends Akio Kawato, cựu Công sứ Nhật Bản ở Nga và Đại sứ Nhật Bản ở  Tajikistan, cho rằng Nhật Bản thông qua các biện pháp trừng phạt chống Nga vì Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải làm điều đó. Nhật Bản không thể không tuân theo người Mỹ, vì Mỹ cung cấp an ninh cho Nhật Bản, vì nước này không thể tự bảo vệ mình. Hơn nữa, có những giới hạn nghiêm ngặt trong việc gia tăng khả năng phòng thủ của Nhật Bản, ông Akio Kawato nói. Chẳng hạn, Nhật Bản không thể trở thành cường quốc hạt nhân. Ngoài ra, nếu bây giờ Nhật Bản liên minh với Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh chống các đe dọa tiềm năng từ phía Trung Quốc, trong trường hợp nếu Nhật Bản trở nên quá độc lập và không nghe theo người Mỹ, nước này sẽ phải tự bảo vệ mình trước các đe dọa từ phía Hoa Kỳ, và rõ ràng Nhật Bản không thể kham nổi một gánh nặng như vậy, ông Akio Kawato nói.

Tất nhiên, Nhật Bản sẽ cố gắng bảo vệ lợi ích của mình, ngay cả khi đối mặt với áp lực của Mỹ. Ông Akio Kawato nói tiếp:

"Mặc dù Nhật Bản đã thông qua lệnh trừng phạt chống Nga liên quan với các sự kiện ở Ukraine, xí nghiệp của các công ty Nhật Bản tại Nga vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy có một số nhà máy ô tô dừng sản xuất do nhu cầu giảm, nhưng nhìn chung, hoạt động của các công ty Nhật Bản tại Nga vẫn tiếp tục. Đặc biệt, Nhật Bản tiếp tục nhập khẩu dầu Siberia và khí đốt tự nhiên từ Sakhalin, phục vụ phần lớn nhu cầu của Nhật Bản về tài nguyên năng lượng. Lý do cho điều này nằm trong thực tế là hợp tác kinh tế Nga Nhật dựa trên một nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, theo tôi, nếu Nga không tiến về phía trước trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraina, Nhật Bản sẽ khó có thể tăng cường hợp tác với Nga."

Tình hình với Hàn Quốc cũng tương tự như vậy. Quan hệ của Hàn Quốc với Bình Nhưỡng trở nên xấu đi, bản thân nước này cũng bị đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên nên phải dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ, và cái giá phải trả là chịu cho Mỹ giật dây. Khi nói với đài "Sputnik", với điều kiện được giấu tên, thành viên một tổ chức của Mỹ ở Washington tiết lộ rằng ông đã nghe một cựu quan chức Hoa Kỳ thừa nhận rằng Mỹ đe dọa trừng phạt một số công ty Hàn Quốc, buộc họ phải từ bỏ ý tưởng đến với thị trường Nga để chiếm chỗ các công ty Nhật Bản buộc rời Nga dưới áp lực của Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала