Washington: Liệu có xoay chuyển về hướng Bình Nhưỡng?

© AP Photo / Lee Jin-man, PoolAshton Carter
Ashton Carter - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã tiến hành những cuộc hội đàm tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Trong chương trình nghị sự nổi lên nội dung tiếp tục củng cố quan hệ liên minh giữa Washington với Seoul và Tokyo. Trước hết, trong tương quan những lo ngại của họ từ vấn đề giải quyết tình hình xung quanh CHDCND Triều Tiên.

Thời gian gần đây trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ bộc lộ những thay đổi rõ rệt.  Washington đã thực hiện hàng loạt bước đi để cải thiện quan hệ với Cuba và Iran. Việc ký kết Hiệp định khung về chương trình hạt nhân của Iran đã tạo cơ sở cho giả thiết rằng quốc gia tiếp theo để người Mỹ xoay chuyển chính sách đối ngoại có thể là CHDCND Triều Tiên.

Liệu Washington có thể đi tới cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng?

Sau đây là ý kiến của chuyên viên Ahn Sung Kyoo từ Viện Nghiên cứu chính trị Asan ở Seoul (The Asan Institute for Policy Studies, Chief Editor):
"Sau cuộc thương lượng với Iran, sự chú ý của công luận quốc tế hiện nay hướng đến CHDCND Triều Tiên, và ở vị trí thứ nhất  có thể là vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Mặc dù hiện thời Washington vẫn giữ lập trường tiêu cực. Như tuyên bố tại cuộc họp báo gần đây của đại diện Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, không thể mong đợi tiến bộ trong các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khi thiếu vắng  sự tự nguyện của Bình Nhưỡng. So với Tehran, đây là điều kiện tiên quyết cơ bản mà Hoa Kỳ đặt ra cho cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng. Sự khác biệt quan trọng bao hàm ở thực tiễn là Iran chưa sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi Bắc Triều Tiên đã có tiềm năng hạt nhân. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho kịch bản đàm phán, như đã diễn ra với Iran, hiện nay khó có thể áp dụng với Bắc Triều Tiên. Đối với Washington, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là phức tạp hơn nhiều, vì rằng Bình Nhưỡng cũng luôn nêu ra điều kiện cho thương lượng.  Ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên không hài lòng bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, và trong mọi trường hợp đều không sẵn lòng từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Bình Nhưỡng đã đơn phương ra khỏi cuộc thương lượng sáu bên, khiến Washington nghi ngờ về kết quả thuận lợi của đàm phán. Tất nhiên, từ phía các chuyên viên Hàn Quốc cũng có cái nhìn của họ về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, nhưng về thực chất khá giống với lập trường của Washington.

Mặt khác, tiến trình trở nên phức tạp bởi thực tế là cuộc đàm phán sáu bên của đại diện các quốc gia khác nhau hiện hữu quan điểm và quyền lợi khác nhau. Thiếu nhà đàm phán chính đáng tin cậy, như vai trò của Đức trong quá trình đàm phán với Iran. Nhưng, đương nhiên, có những chi tiết phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ. Cần nói thêm là thành quả trong cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực của Nga và Trung Quốc, hai nước mà trong trường hợp này có thể đóng vai trò của Đức như trong đàm phán với Iran”, — chuyên viên Ahn Sung Kyoo kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала