Chuyên gia Nga lưu ý rằng, trái với sự mong đợi và dự báo của phương Tây, các biện pháp trừng phạt chống Nga không gây ra sự bất ổn trong nước, mà ngược lại đã góp phần vào việc đoàn kết lại xã hội Nga và tăng cường độ tin cậy với ban lãnh đạo đất nước. Chứng tỏ về điều đó là kết quả các cuộc thăm dò ý kiến gần đây nhất. Ví dụ, kể từ tháng 4 năm 2014, chỉ số uy tín của Tổng thống Nga không giảm dưới 80%, và đến cuối tháng Ba năm nay đã lên đến 88%.
Chỉ số uy tín cao được giải thích không chỉ vì Tổng thống là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hoạt động hiệu quả, mà còn vì tất cả các hành động của Tổng thống đều nhằm mục đích tăng cường vị thế và quyền lực của nước Nga trên thế giới. Theo ý kiến của đa số người Nga, nhà lãnh đạo quốc gia phải là như vậy. Trong khi đó, chỉ số tín nhiệm chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xuống mức thấp nhất kể từ vụ scandal Watergate năm 1974. Theo cuộc thăm dò dư luận do hãng "Reuters" và cơ quan nghiên cứu xã hội học "Ipsos" thực hiện, khoảng 54% người Mỹ có thái độ tiêu cực với ông Obama. Đa số người được hỏi ý kiến cho rằng, chính ông Obama là vấn đề nghiêm trọng nhất của đất nước vì hành động của ông làm giảm uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới.
Lãnh đạo của một số quốc gia châu u hỗ trợ cho Mỹ trong các hành động chính sách đối ngoại, thậm chí trong các hành động bất hợp pháp, cũng vấp phải vấn đề tương tự. Trong nền chính trị hiện đại đã ghi nhận xu hướng: các tổ chức và phong trào theo lập trường quốc gia đang củng cố vị thế ở một số quốc gia. Thí dụ rõ rệt nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và thậm chí nước Anh. Điều này cho thấy rằng, chỉ số tín nhiệm được đảm bảo không chỉ nhờ phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo, mà còn bằng các hành động nhằm củng cố uy tín và bảo vệ lợi ích quốc gia. Ông Vladimir Putin có uy tín cao do thực tế rằng, ông đặt lợi ích của nhà nước lên trên hết, kể cả trên lợi ích doanh nghiệp, lợi ích liên minh vv. Trong khi đó, các đồng nhiệm của ông ở nhiều nước châu u trở thành con tin của nền dân chủ tự do kiểu Mỹ, kết quả là sự xói mòn chủ quyền quốc gia và các giá trị truyền thống.
Cuộc khủng hoảng trong hệ tư tưởng này đã bắt đầu vào năm 2008 do sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Khi đó “bong bóng bất động sản Mỹ” đã gây ra cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, dự án của Mỹ "Maidan Ukraina" cũng như các cuộc cách mạng màu do Hoa Kỳ xúi giục đều là những "bong bóng" gây ra những hậu quả không thể đoán trước và ảnh hưởng đến lợi ích an ninh quốc tế. Kết quả là, người ta phải đánh giá lại một số giá trị trong thời gian dài đã xác định sự phát triển của nền văn minh thế giới.
Nền tự do theo kiểu Mỹ mất dần ảnh hưởng, và chủ nghĩa chống Mỹ đang trở thành hệ tư tưởng quốc gia ở hầu hết các nước trong cộng đồng thế giới. Biểu hiện rõ nhất là các sự kiện ở Mỹ Latin. Vị trí của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng dễ bị tổn thương. Mỹ bắt đầu gặt hái kết quả của các cuộc cách mạng màu do họ xúi giục ở Bắc Phi và Trung Đông. Một bằng chứng rõ rệt là việc Mỹ phải sơ tán toàn bộ lực lượng binh sỹ đặc nhiệm và Đại sứ quán khỏi Yemen. Trước đây, sau thắng lợi của cuộc cách mạng màu, Hoa Kỳ cũng phải sơ tán Đại sứ quán khỏi một quốc gia khác — Libya. Có chú ý đến thực tế rằng, các cuộc cách mạng do Hoa Kỳ xúi giục bao trùm phần lớn khu vực Trung Đông, có thể dự đoán về việc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sơ tán các cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ.
Chuyên gia Nga cho rằng, chắc là trong tình hình này sẽ xuất hiện những giá trị khác, sẽ hình thành ý thức hệ mới. Dù hệ tư tưởng mới chưa có tên gọi, nhưng, nền tảng của nó sẽ là việc duy trì và củng cố các giá trị truyền thống: từ gía trị gia đình đến các giá trị văn minh. Ít nhất ở một số nước châu u, ý thức cộng đồng có nhu cầu về các giá trị như vậy. Và trong tương lai trên vũ đài chính trị có thể xuất hiện các lực lượng bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và thậm chí cả tình cảm cô lập. Các quá trình này chỉ mới bắt đầu, nhưng, ngay ở giai đoạn hiện nay có thể ghi nhận quá trình chuyển từ ý thức hệ này sang ý thức hệ khác.
Dự báo ngày tàn nền dân chủ tự do kiểu Mỹ
19:34 11.04.2015 (Đã cập nhật: 19:40 11.04.2015)
© Photo courtesy of Igor BocharnikovIgor Bocharnikov
© Photo courtesy of Igor Bocharnikov
Đăng ký
Theo người lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc gia, Tiến sĩ Khoa học Chính trị Igor Bocharnikov, chủ nghĩa chống Mỹ đang trở thành hệ tư tưởng quốc gia ở đa số nước trong cộng đồng thế giới.