Đó là nhận xét của các chuyên viên Nga khi trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik", bình luận về việc Mỹ cấm cung cấp các bộ vi xử lý mới nhất của Intel dành cho siêu máy tính Trung Quốc "Thiên hà-2". Đây là cố gắng để kìm hãm đà phát triển công nghệ của Trung Quốc đồng thời tạo ưu đãi cho các công ty Mỹ trong cuộc tranh đua với "Thiên hà-2" nhằm chiếm vị trí thủ lĩnh toàn cầu trong đẳng cấp siêu máy tính.
"Thiên hà-2" đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và có thể sử dụng để mô hình hóa các vụ nổ hạt nhân. Dưới cái cớ như vậy, chính quyền Mỹ quyết định phong tỏa việc cung cấp thiết bị Intel và linh kiện điện tử khác cho siêu máy tính Trung Quốc. sản phẩm tinh vi này được chế tạo dựa trên cơ sở nâng cấp các vi mạch phương tây hiện đại. Các cổng thông tin hàng đầu của Trung Quốc nhất loạt bác bỏ cáo buộc về việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Chức năng chính của siêu máy tính "Thiên hà-2" là phục vụ các nghiên cứu dân sự, đặc biệt là giải mã hệ gen của con người.
Chuyên viên Nga Evgeni Yushuk phân tích về tình huống xung đột gay gắt này:
Cả hai bên đều có phần đúng phần sai. Đây là loại hình công nghệ kép kinh điển, được sử dụng để tính toán bất kỳ tiến trình phức tạp nào. Khi tính toán về hệ gen của con người cần tổng hợp xử lý lượng lớn dữ liệu và dựng mô hình của sự phát triển. Hầu như cũng là nhiệm vụ như vậy nhưng với dữ liệu khác và phục vụ mục đích khác, khi giải quyết bài toán mô hình hóa vụ nổ hạt nhân. Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn đà phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, và ở đây người Mỹ đang thọc gậy bánh xe. Có lẽ điều này thực sự là vấn đề với Trung Quốc. Cũng không loại trừ rằng hiện tại Trung Quốc không thể tìm thấy phương án thay thế trong toàn bộ chu trình sản xuất chỉ bằng linh kiện nội địa. Nếu không thì tại saolại cần mua những thành phần này ở Hoa Kỳ".
"Thiên hà-2" đã bốn năm nay dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới về hệ thống máy tính hiệu suất cao. Về tốc độ tính toán nó vượt mặt đối thủ cạnh tranh chính là «Titan» của Mỹ gần như gấp đôi. Thêm nữa, đối thủ Mỹ thậm chí không thể báo thù, bất kể thực tế là trong hai năm qua, công suất của "Thiên hà-2" không hề thay đổi. Ông Andrei Masalovich chuyên viên trong lĩnh vực bảo mật máy tính, t cựu sĩ quan tình báo cho rằng lệnh cấm của Hoa Kỳ không chuyển giao cho Trung Quốc những bộ vi xử lý dành cho "Thiên hà-2" là nỗ lực rõ rệt nhằm dành ưu thế nhân tạo cho các công ty của Hoa Kỳ.
"Người Mỹ đã quen chiếm vị trí thủ lĩnh độc tôn trên thế giới. Họ đã xây dựng không chỉ công nghệ, mà cả nền chính trị theo ý tưởng thống trị thế giới. Không ngẫu nhiên mà bây giờ bất kỳ biểu hiện thua thiệt mất vị trí thủ lĩnh đều khiến người Mỹ tiếp nhận một cách bệnh hoạn và phản ứng cực kỳ phi lý. Có thể nêu ví dụ là trường hợp với "Thiên hà-2". Người Mỹ thực tế đã không còn là thủ lĩnh trong lĩnh vực hệ thống siêu máy tính. Hơn nữa, kể cả trong sản xuất, trong cấu trúc hay công suất đỉnh cũng như khả năng công nghiệp, Mỹ không còn ở vị trí số 1 nữa. Hoa Kỳ không phải là thủ lĩnh trong khâu sản xuất các thành tố hệ thống điện tử phức tạp, bao gồm cả công nghệ thông tin và điện toán. Tôi thấy lệnh cấm cung cấp cho Trung Quốc các linh kiện vi xử lý của Intel như là biểu hiện nỗi oán hận của vị cựu thủ lĩnh, rõ ràng đã bị đẩy bật ra bên lề thị trường".
Xì-căng-đan mới trong quan hệ Trung-Mỹ bùng nổ trong bối cảnh đẩy mạnh khâu chuẩn bị dành cho chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ dự kiến tổ chức vào tháng Chín. Mà một trong những đề tài chính của cuộc đàm phán cấp cao có thể sẽ là vấn đề dứt khoát dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ tính năng kép của Mỹ sang Trung Quốc. Cách đây chưa lâu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã một lần nữa nêu câu hỏi này ra trước các đối tác xuyên Thái Bình Dương, khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.
Xét về thực chất, động thái phong tỏa chu trình cung cấp bộ vi xử lý Intel chính là câu trả lời của Hoa Kỳ cho phía Trung Quốc.