Chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh ở Đài Loan: Giả thiết và hệ quả

© Flickr / David WarringtonF-18C
F-18C - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bối cảnh thực tiễn của việc hai chiến đấu cơ F-18C hạ cánh xuống Đài Loan hồi tháng đầu tháng Tư hẳn là sẽ không được công bố sớm.

Dù nguyên nhân thực sự của vụ việc ra sao chăng nữa, có vẻ là ngay cả ở Hoa Kỳ cũng ít người tin đó chỉ là sự cố ngẫu nhiên.  Quan điểm cho rằng các máy bay chiến đấu hạ cánh ở  Đài Loan là một kiểu "dấu hiệu chính trị" có vẻ thắng thế, cả ở Đài Loan lẫn đại lục. Theo cách nhìn này, như vậy, trước hết Hoa Kỳ muốn phô trương rằng họ sẽ không chịu chấp nhận đà gia tăng hoạt tính quân sự của Trung Quốc ở phần Tây Thái Bình Dương, và thứ hai, người Mỹ tỏ thái độ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan, — như đánh giá của chuyên viên  Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ.

Theo phiên bản chính thức của Hoa Kỳ, hai chiến đấu cơ bay tới căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản để tham gia đợt tập trận quốc tế tại Philippines, nhưng phải hạ cánh xuống căn cứ không quân Đài Nam của Đài Loan do phát sinh vấn đề trong động cơ của một chiếc máy bay. Tuy nhiên, nếu đó thực sự là cuộc hạ cánh bắt buộc, thì lại có sự không phù hợp về thời gian và địa điểm.

Thứ nhất, nhiều quan sát viên lập tức nhớ lại sự việc bi thảm cách đây 14 năm. Ngày 01 tháng Tư 2001 trên bầu trời Biển Đông xảy ra vụ va chạm giữa máy bay do thám EP-3E của Mỹ và chiến đấu cơ J-811 của Trung Quốc bay lên để đánh chặn.  Phi công của chiếc J-811 Vương Vĩ  thiệt mạng.  

Ngoài ra, trước khi các chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện tại Đài Loan đã có sự kiện những cuộc tập trận quy mô lớn của máy bay ném bom Trung Quốc ở phía đông gần chuỗi đảo đầu tiên. Cuối cùng, được rõ rằng bản thân căn cứ Đài Nam từng có hồi là một trong những trung tâm chỉ huy chính điều phối hiện diện quân sự Mỹ tại Đài Loan. Thêm vào đó, xét theo các ấn phẩm truyền thông Đài Loan, trong ba thập kỷ qua bất kể hoạt tính cao của họ ở châu Á, quân đội Mỹ vẫn có thể không cần cho các khí cụ bay đổ bộ khẩn cấp xuống Đài Loan.

Từ đây nảy sinh ra câu hỏi về phản ứng của Trung Hoa đại lục đối với sự kiện này, với quan điểm cho rằng việc hạ cánh của máy bay Mỹ chắc là cố ý? Bắc Kinh thường phản ứng rất gay gắt, ngay cả với việc cung cấp vũ khí Mỹ đến Đài Loan. Sự xuất hiện của đội quân Mỹ ở đây là vấn đề nhức nhối nhiều hơn đối với người Trung Quốc, dù cho chuyện chỉ nói về cuộc hạ cánh của hai chiếc máy bay.

Thế nhưng vào thời điểm này, Trung Quốc chỉ giới hạn bằng đưa công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao. Tại sao không có phản ứng quyết liệt hơn? Rõ ràng là thời điểm hiện nay không có lợi cho bất kỳ động thái chính trị đột ngột nào từ phía Trung Quốc, và người Mỹ hiểu rõ điều đó. Những tuần lễ và tháng gần đây, Trung Quốc đã thúc đẩy hàng loạt ý tưởng ​​quan trọng với khu vực mà người Mỹ rất bất mãn. Chẳng hạn, Mỹ đã thất bại hoàn toàn không thuyết phục được các đối tác ở châu Á và châu Âu từ chối  tham gia Ngân hàng Á châu đầu tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc cũng đã nêu kế hoạch chi tiết hơn liên quan đến sáng kiến  về ​​Vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển trong thế kỷ 21. Xì-căng-đan ngoại giao với sự dính líu của Trung Quốc, và đặc biệt là gia tăng căng thẳng quân sự xung quanh Đài Loan, sẽ có thể kéo theo những hệ quả bất lợi cho các dự án Trung Quốc về hợp tác khu vực, hiện mới trong giai đoạn khởi đầu thực thi.  

Liệu có thể cho rằng vụ việc đã nhòa đi? Khó có khả năng như vậy. Trung Quốc buộc phải kiềm chế do tính chất đặc biệt của thời điểm hiện tại. Nhưng Đài Loan là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Trung Quốc. Rõ ràng là Bắc Kinh đang chờ đợi một thời điểm thích hợp hơn để bằng cách rõ ràng nhất phô trương cho Hoa Kỳ thấy sự không hài lòng của Trung Quốc đối với sự kiện vừa qua.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала