Bùng phát cơn giận mới của Seoul và Bắc Kinh về sách giáo khoa Nhật Bản

© Flickr / strikeaelĐảo Takeshima
Đảo Takeshima - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nghị viện Hàn Quốc đã gọi luận đề trong sách giáo khoa Nhật Bản về chủ quyền của Tokyo với đảo Tokto (người Nhật gọi là Takeshima) là luận điệu kích động và xuyên tạc lịch sử.

Nghị quyết lên án tham vọng lãnh thổ đã được thông qua ngày 14 tháng Tư. Đây là bước đi tiếp theo của Seoul sau khi Nhật Bản không chấp nhận công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, chống lại  việc coi hòn đảo trên là thuộc lãnh thổ Nhật Bản.

Tranh cãi ngoại giao mới giữa Seoul và Tokyo xung quanh các đảo tranh chấp đã nóng lên vào ngày 06 tháng Tư khi dư luận được rõ về nội dung của tập sách giáo khoa mới dành cho học sinh phổ thông Nhật Bản. Sự việc không giới hạn chỉ ở công hàm phản đối và bản nghị quyết của Quốc hội, — như nhận xét của chuyên viên nghiên cứu Triều Tiên Konstantin Asmolov.

Seoul - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản và Hàn Quốc: Những cuộc tìm kiếm nền tảng an ninh chung một cách vô ích

"Người Hàn Quốc không chỉ đơn giản phản ứng bằng luận chiến với mỗi cuốn sách giáo khoa Nhật Bản. Còn có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, gia tăng dung lượng phần sách giáo khoa nói về tội ác của Nhật Bản trong Thế chiến II và phần khẳng định rằng Tokto là lãnh thổ thuộc chủ quyền của đất nước. Trong mục tiêu này, đó là cách thức tốt để xả hơi nóng giận của chủ nghĩa dân tộc, thêm nữa là từ cả hai nước Triều Tiên. Ở Hàn Quốc, mọi người ưa nói rằng Nhật Bản không muốn thừa nhận kết quả Thế chiến II. Còn ở  Tokyo thì đơn giản tuyên bố, người Nhật đã trả giá xong từ lâu, than khóc và ăn năn như thế là quá đủ. Vấn đề ký ức lịch sử liên quan đến tranh chấp  đảo và kết quả của Thế chiến II sẽ là thành tố khá quan trọng trong chính sách của Seoul, trên nền bối cảnh dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II".

Trong những cuốn giáo khoa mới, nội dung mà dư luận được rõ vào hôm 06 tháng Tư, có mô tả lãnh thổ nguồn cội của Nhật Bản và đánh dấu gồm cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền  đảo này với Trung Quốc. Một trong những câu trả lời cho điều đó, là bài viết hôm 14 tháng Tư  do Tân Hoa Xã của Trung Quốc công bố. Ấn phẩm thu hút sự chú ý đến tập chuyên khảo của tác giả Tadayoshi Murata Giáo sư danh dự Đại học Tổng hợp Quốc gia Yokohama. Tập chuyên khảo của sử gia mô tả rằng ngay từ  năm 1885 Nhật Bản đã xâm nhập và chiếm đóng trái phép quần đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc như thế nào. Nhà khoa học bày tỏ sự ngờ vực về tính hợp lý của các đối số mà Chính phủ Nhật Bản viện dẫn nhằm gây nhầm lẫn cho toàn thế giới trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chuyên viên Trung Quốc học Aleksandr  Larin dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh cuộc luận chiến với Tokyo trong thời gian tiến gần mốc kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc kháng Nhật.

CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bắc Triều Tiên đóng lưu thông trên phần biển Nhật Bản?

"Bây giờ có thể Trung Quốc sẽ đặc biệt chú ý đến điều này, để lớn tiếng lên án chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phục thù dân tộc Nhật Bản. Dễ thấy là trước  lễ hội kỷ niệm Chiến thắng, mỗi hành động như vậy từ phía Chính phủ Nhật Bản, quân đội Nhật Bản đều luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của Trung Quốc và chắc chắn sẽ bị lên án".

Châu Á đang chuẩn bị cho mốc đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II. Mỗi nước đều có cách kỷ niệm riêng của mình. Đợt bùng phát tranh chấp mới xung quanh các quần đảo ở biển Hoa Đông  phản ánh bầu không khí của thời gian chuẩn bị này.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала