Mỹ bác bỏ quyền thiết lập quy tắc thương mại thế giới của châu Á

© AP Photo / Manuel Balce CenetaBarack Obama
Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ không cho phép Trung Quốc - nền kinh tế thứ hai trên thế giới – được quyền nêu ra quy tắc cho nền thương mại toàn cầu.

 Luật thương mại thế giới phải được Mỹ nêu ra chứ không phải các nước như Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong thông điệp đặc biệt gửi tới Quốc hội.Hiện nay, Quốc hội Mỹ đang xem xét vấn đề cho phép Nhà Trắng quyền hạn ký Thỏa thuận thương mại về đối tác xuyên Thái Bình Dương.
 
Ông Barack Obama nêu đích danh đối thủ chính của Mỹ là Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng bác bỏ quyền tham gia soạn thảo quy tắc thương mại thế giới đối với các nước như Ấn Độ, và thậm chí cả các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia lưu ý đến thực tế là vài giờ trước khi Barack Obama đệ trình thông điệp lên Quốc hội, Tổng thống Nga đã nói trong chương trình "Giao lưu trực tuyến với ông Putin” rằng "Hoa Kỳ không cần đồng minh, mà chỉ cần các nước chư hầu."

Washington đang phải đối mặt với thử thách khó khăn là bất chấp nỗ lực của Mỹ, mô hình thương mại toàn cầu đang thay đổi và dịch chuyển trung tâm của nó sang châu Á. Do lý do này mà Mỹ đã nỗ lực tự thiết lập các quy tắc riêng của họ. Ông Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada bình luận về vấn đề này như sau:
“Trong thực tế, toàn bộ khu vực châu Á đang bắt đầu phát triển theo cách mà Hoa Kỳ ngày càng mất đi đòn bẩy thống trị kinh tế, không còn có thể bắt buộc nước khác tuân theo các  quy luật của Mỹ trong nền kinh tế. Và tất nhiên, điều này gây ra sự bất bình. Mỹ đã thất bại trong việc kiềm chế Trung Quốc. Và việc Mỹ tuyên bố bác bỏ quyền của Trung Quốc đưa ra quy định luật thương mại thế giới chỉ là biểu hiện của sự bất mãn vì không thể ngăn chặn được nước này. Đây là một quá trình tự nhiên trong sự hình thành trật tự thế giới đa trung tâm — Mỹ sẽ tiếp tục mất độc quyền về tính ưu việt và mất dần ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực kinh tế và chính trị.”

Thông điệp của ông Barack Obama gửi tới Quốc hội được công bố ngay sau khi 57 quốc gia chính thức trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng (AIIB). Đây là một sự trùng hợp đáng kể, phản ánh sự gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Jacob Berger, chuyên gia Viện Viễn Đông nói:

“Một cuộc đụng độ mới giữa họ đã xảy ra khi Trung Quốc đưa ra các ý tưởng thành lập ngân hàng AIIB. Mỹ phản đối mạnh mẽ ý tưởng này và cố gắng ngăn cản đồng minh và các nước khác ủng hộ sáng kiến  của Trung Quốc. Nhưng Mỹ đã bị thất bại. Trong thực tế, ngoài Nhật Bản, không có nền kinh tế quan trọng nào đáp lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ. Điều này đã củng cố vị thế của Trung Quốc, quốc gia đang hình thành quy tắc riêng của mình để điều chỉnh các dòng tài chính toàn cầu, cũng như đưa các quy tắc của mình vào trật tự kinh tế quốc tế. Trận chiến này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài. Và, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng cuộc chơi này, cho dù Obama cố gắng thế nào đi nữa. Mỹ không thể ngăn chặn Trung Quốc đầu tư vốn thặng dư vào AIIB, xây dựng khu kinh tế con đường tơ lụa, trên thực tế là thành lập đối tác xuyên Thái Bình Dương của mình.”

Tổng thống Barack Obama yêu cầu Quốc hội cho Nhà Trắng quyền đưa ra quy định luật pháp của Mỹ trong thương mại thế giới đúng vào thời điểm soạn thảo thỏa thuận về đối tác xuyên Thái Bình Dương. Dự án này do Mỹ đề xuất, nhưng bị đình lại đã mấy năm nay. Các thành viên tiềm năng là hơn 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương không chấp nhận chuyện Mỹ áp đặt các quy tắc thương mại của Mỹ trong cấu trúc khu vực tương lai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала