Tạp chí Anh "The Economist" viết như vậy. Theo ý kiến của các chuyên gia Anh, triển vọng kinh tế Nga trong tương lai gần có phần lạc quan hơn so với Ukraina.
Mới gần đây, tình hình tài chính của cả hai nước — Nga và Ukraina — có vẻ ngày càng bấp bênh. Bây giờ, một trong hai quốc gia đang cảm thấy tốt hơn nhiều. Điều đáng ngạc nhiên, đây không phải là một quốc gia vừa nhận được 25 tỷ USD với sự bảo lãnh của phương Tây, mà là đất nước hứng chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây, tạp chí Anh viết như vậy.
Trong sáu tháng vừa qua, tỷ giá đồng rúp đã giảm khoảng 30%. Nhiều nhà kinh tế đã nói lên ý kiến rằng, tình hình ở Nga sẽ tiếp tục xấu đi. Nhưng, trong ba tháng vừa qua, đồng rúp đã tăng bật hơn một phần ba, trái phiếu Chính phủ Nga ngày càng tăng giá, Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, kết quả là các nhà đầu tư bây giờ có thái độ tốt hơn với Nga. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga vẫn là khá lớn. Và nhiều người lạc quan cho rằng, nền kinh tế Nga chỉ đơn giản đã bị đánh giá thấp — nền kinh tế Nga có sức sống lớn hơn so với dự kiến ở phương Tây.
Triển vọng trước mắt cũng không tồi. Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU không gay gắt như trước đây. Cuối tháng Bảy, các biện pháp trừng phạt chống Nga do EU áp đặt sẽ hết hạn hiệu lực. Theo tạp chí "The Economist", thuyết phục tất cả 28 quốc gia thành viên EU bỏ phiếu ủng hộ quyết định gia hạn lệnh trừng phạt là một mục tiêu bất khả thi.
Ngoài ra, giá dầu đã ngừng "nhào lộn", và điều đó đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế Nga.
Tình hình ở Ukraina có vẻ đáng lo ngại. Đồng hryvnia đã tăng giá một chút trong tháng Ba (có thể nhờ thỏa thuận Minsk), nhưng tỷ giá đồng tiền Ukraina vẫn còn thấp hơn 30% so với tháng Giêng. Cộng đồng quốc tế vẫn không tin vào khả năng kinh tế của Ukraina. Đất nước này đang chìm sâu hơn vào khủng hoảng cán cân thanh toán — đến cuối tháng tư, Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Ukraina phải trả 750 triệu USD. Nếu Kiev thực hiện các điều kiện của IMF, đặc biệt, cắt giảm chi tiêu quy mô cực lớn thì các vấn đề kinh tế sẽ trở thành trầm trọng hơn.
Tạp chí "The Economist" dự báo rằng, tương lai gần của Ukraina có vẻ khá ảm đạm. Mức khuyến nghị đầu tư vào Ukraina giảm đi. Dự trữ ngoại hối nhanh chóng chạy ra ngoài. Song, điều tồi tệ nhất là IMF yêu cầu để đến cuối tháng 5, Kiev giới thiệu chương trình cơ cấu lại các khoản nợ nhận được sự chấp thuận của các chủ nợ. Tạp chí "The Economist" nhận xét rằng, nếu Ukraina không kịp giải quyết vấn đề này thì sẽ phải đồng ý hủy bỏ số nợ ít hơn nhiều so với số lượng tiền cần thiết để cứu rỗi nền kinh tế của họ.