Châu Á có bị đe dọa bởi cuộc chạy đua tên lửa?

© Ảnh : Public DomainTàu ngầm hạt nhân
Tàu ngầm hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều chuyên gia Mỹ thừa nhận khó thể đương đầu với sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở châu Á nếu Mỹ không thay đổi triệt để cấu trúc hiện diện quân sự trong khu vực.

Tại Hoa Kỳ đang tích cực thảo luận đề xuất do Evan Montgomery, chuyên gia Trung tâm các đánh giá chiến lược và ngân sách, trình bày trong một bản tham luận. Học giả chỉ ra sự cần thiết triển khai trong khu vực các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung trên mặt đất, như biện pháp cấp bách kiềm chế Trung Quốc. Chuyên gia Nga Vasily Kashin từ Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ đã nêu lên những hậu quả của bước làm này trong bài viết dành riêng cho hãng truyền thông Sputnik.

Theo Evan Montgomery, phải bổ sung triển khai tên lửa vì Mỹ không có nhiều căn cứ máy bay chiến thuật ở Đông Á, mà đó là những mục tiêu dễ dàng trước đòn tấn công tập trung của tên lửa Trung Quốc. Có thể nói tương tự về các tàu sân bay sẽ hoạt động trong phạm vi tên lửa đạn đạo chống hạm và không quân bờ biển Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.

Thuyền đánh cá Thụy Điển - Sputnik Việt Nam
Có tàu ngầm Nga ngoài khơi Thụy Điển hay không?

Người Mỹ còn có phương tiện tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc là các tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược. Nhưng tàu ngầm hạt nhân sở hữu hạn chế các tên lửa hành trình. Con số máy bay ném bom cũng không đủ.

Theo tác giả, lối thoát chỉ có thể là bố trí trong khu vực này các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung trên mặt đất. Đó là những vũ khí không dễ bị tiêu diệt như máy bay và tàu nổi, có khả năng tấn công các mục tiêu lãnh thổ và tàu nổi của Trung Quốc kể cả trong tình huống không quân và hải quân Mỹ đã bị vô hiệu hóa.

Việc Mỹ muốn triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Á vấp phải một trở ngại là Hiệp ước hủy bỏ tên lửa tầm trung (INF) ký với Nga năm 1980. Giờ đây, một số ý kiến ở Mỹ cho rằng cần đàm phán thỏa hiệp với Nga, cho phép hai bên sản xuất các tên lửa tầm trung không bố trí ở châu Âu. Như thế một mặt Mỹ có thể triển khai tên lửa ở châu Á, mặt khác "gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc." Tất nhiên, không có nhiều cơ hội cho một thỏa thuận như vậy.

Lính Mỹ trong khuôn khổ chiến dịch NATO - Sputnik Việt Nam
Những người chống chiến tranh tại Cộng hòa Czech phản đối cuộc diễu hành của NATO ở Đông Âu

Tuy nhiên, ngày càng rõ rằng ở phía tây Thái Bình Dương, ngoài các lực lượng không quân và hải quân, Mỹ sẽ phải gia tăng cả lục quân, trong đó có bao gồm lực lượng phòng thủ tên lửa, phòng không, các đơn vị cơ giới và xe tăng. Một cuộc chạy đua vũ trang tên lửa với Trung Quốc theo mô hình châu Âu thời Chiến tranh Lạnh sẽ quá tốn kém. Ngoài ra, việc thương lượng các nước đồng minh cho phép triển khai tên lửa rất phức tạp. Sự đối kháng ngày càng tăng với Nga ở Đông Âu sẽ làm người Mỹ không đủ ngân sách thực hiện một dự án như vậy. Nhưng câu hỏi lớn ở đây là liệu Mỹ có dám nhảy vào một cuộc đối đầu công khai với Trung Quốc?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала