Một trong những chủ đề chính có thể nói về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ đề này sẽ do tổng thống Philippines Benigno Aquino nêu ra. Ông có ý định đề cập tới hoạt động tích cực của Trung Quốc tại vùng đảo tranh chấp, bao gồm cả việc Trung Quốc làm sân bay quân sự trên đảo nhân tạo do họ xây lên trong quần đảo Trường Sa. "Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cần thu hút sự quan tâm, không chỉ của các quốc gia Đông Nam Á, mà cả cộng đồng thế giới," – ông Aquino tuyên bố trong lần phát biểu gần đây. Bên lề hội nghị thượng đỉnh, rất có thể sẽ tổ chức thảo luận về hợp đồng đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines nhằm đối phó với chính sách của Trung Quốc. Theo Tổng thống Philippines, phía Việt Nam đã đề xuất sáng kiến về tham gia thỏa thuận này.
Trong khi đó, quan điểm của chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh là Malaysia lại không phải là mạnh mẽ như vậy. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, trong cuộc phỏng vấn với hãng Bernama, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết rằng các nước tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung quốc "nên tránh biểu dương lực lượng" để ngăn chặn các sự cố vũ trang. Các tuyên bố lãnh thổ mà theo ông là “vô cùng khó khăn và nhạy cảm" cần được các bên đưa ra để giải quyết "trên cơ sở tham vấn và các nguyên tắc luật pháp quốc tế." Đồng thời, "khi tiến hành đàm phán, không nên làm cho tình hình trở nên trầm trọng thêm bằng cách thể hiện sự đe dọa, phô trương sức mạnh trong quan hệ với các quốc gia nhỏ."
Trung Quốc đang tăng cường phát triển đáng kể về mặt kinh tế và thực hiện các bước để đưa khu vực quay về dưới sự thống lĩnh của mình, nhưng các quốc gia trong khu vực mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc thực hiện kế hoạch đó. Ông Dmitry Mosyakov, nhà Đông phương học nổi tiếng của Nga, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói:
“Trung Quốc đang xem xét việc khôi phục sự thống trị trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ về mặt lợi ích kinh tế, địa chính trị, mà còn chứng tỏ một điều quan trọng nhất: Về sức mạnh và tầm ảnh hưởng Trung Quốc ngày nay không thua kém đế chế cũ trước đây. Hôm nay Bắc Kinh đang xem xét một số phương án lựa chọn, để dần dần lấy lại sự ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc và đánh bật Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản ra khỏi khu vực.
Trong một thời gian dài, nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập sự thống lĩnh chính trị của mình trong khu vực Đông Nam Á thường dựa trên việc mở rộng quyền lực kinh tế và phát triển một số lĩnh vực quan trọng như lập khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, tham gia các dự án sông Mê Công, phát triển thương mại qua biên giới và dần dần thúc đẩy công dân Trung Quốc tới các quốc gia láng giềng. Nhưng việc thực hiện các dự án này không mang lại cho Bắc Kinh kết quả mong muốn, thậm chí một số dự án còn đi vào chỗ bế tắc.
Liên quan đến điều này đã xuất hiện những tình huống cấp bách ở Biển Đông. Ông Dmitry Mosyakov cho biết:
“Trong năm qua, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam, và chỉ sau vài tháng đối đầu căng thẳng với các tàu hải quân Việt Nam, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan về. Hôm nay tình hình lại căng thẳng theo hướng khác — bằng cách xâm nhập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại đây Trung Quốc đang thực hiện các công trình quy mô và tốc độ rất lớn — xây các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong năm qua, bằng cách này, Trung Quốc đã xây ít nhất năm hòn đảo nhân tạo.”
Nhiều nhà phân tích cho rằng những hòn đảo này được mở rộng để Trung Quốc xây dựng các căn cứ và sân bay quân sự.
ASEAN phản đối sự thống lĩnh của Trung Quốc trong khu vực
17:47 25.04.2015 (Đã cập nhật: 20:57 25.04.2015)
© Flickr / Global PanoramaASEAN
© Flickr / Global Panorama
Đăng ký
Ngày 27 tháng 5, tại Kuala Lumpur sẽ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26.