Theo lời ông Aleksandr Galushka đứng đầu Bộ Phát triển Kinh tế Nga, khối lượng trao đổi thương mại song phương giữa Nga và Bắc Triều Tiên có thể gia tăng và năm 2020 sẽ đạt 1 tỷ USD.
Trong tương quan dự kiến gia tăng khối lượng giao thông vận tải ở cảng Razhin, phía Bắc Triều Tiên ưu tiên vận hành tàu hỏa khổ rộng trên tuyến đường Tumangan-Rajin và tối ưu hóa lưu thông xe lửa để đảm bảo vận chuyển hàng hóa đạt công suất 5 triệu tấn/năm. Các dự án theo hướng nông nghiệp cũng thu hút sự quan tâm. Tại khu vực Amur, Primorye và vùng Khabarovsky có thể tạo lập tổ hợp doanh nghiệp nông nghiệp của Bắc Triều Tiên, với khoản đầu tư thu hút từ những nước thứ ba. Phía Nga sẽ xem xét khả năng dành diện tích địa bàn trong khu vực này cho phía Bắc Triều Tiên theo điều kiện hợp đồng thuê đất.
Có thể nhận thấy rằng phiên họp lần này của Ủy ban liên Chính phủ đang vượt khỏi khuôn khổ quan hệ song phương giữa Nga và CHDCND Triều Tiên. Không ngẫu nhiên mà trước chuyến đi Bình Nhưỡng, ông Aleksandr Galushka trưởng phái đoàn Nga đã thăm thủ đô Hàn Quốc. Ở Bình Nhưỡng, các bên thỏa thuận tiếp nối cuộc đàm phán ba bên về thực thi dự án tạo hành lang giao thông nối liền Tuyến đường sắt liên Triều với Tuyến đường sắt xuyên Siberia. Tất cả những dự án cơ sở hạ tầng lớn do Nga đề xuất như đường ống dẫn khí gas, đường sắt và đường dây tải-cấp điện thông qua toàn bộ bán đảo Triều Tiên có thể thúc đẩy góp phần giải quyết quan hệ giữa hai quốc gia trên bán đảo này và thống nhất đất nước Triều Tiên trong tương lai. Điều đó nâng cao ý nghĩa quan trọng đối với cả Nga cũng như toàn bán đảo Triều Tiên, — như đánh giá của ông Chung Tae Ik Chủ tịch Hội đồng Triều Tiên về công tác ngoại giao.
"Các dự án ba bên về hợp tác kinh tế giữa hai nước Triều Tiên và Nga hiện nay ngày càng trở nên rất quan trọng. Việc thực thi các dự án này không chỉ đảm bảo cho sự thịnh vượng kinh tế của Nga, trước hết là phát triển vùng Viễn Đông và Siberia, mà còn cấp xung lực phát triển cả cho Bắc Triều Tiên. Đến lượt mình, kết quả thực thi dự án sẽ là sàn chuẩn bị cho cuộc thống nhất hai miền Triều Tiên. Vì thế, chúng tôi cho rằng các dự án hợp tác ba bên có giá trị ý nghĩa siêu quan trọng đối với tất cả các bên".
Ở đây có yếu tố đẩy mạnh phát triển hợp tác là các đặc khu kinh tế được tạo lập trên lãnh thổ hai nước, trong đó có địa bàn ưu tiên phát triển ở Viễn Đông của Nga và khu Chhonzhinskoy và Kessonskoy ở CHDCND Triều Tiên. Điều đó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển tiếp theo của các dự án hợp tác ba bên Nga — CHDCND Triều Tiên — Hàn Quốc.