Chiến tranh Việt Nam phải chăng vẫn chưa kết thúc?

© Flickr / manhhaiChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam những ngày này tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam và kết thúc cuộc Kháng chiến thứ hai thời hiện đại, tiến tới thống nhất đất nước.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ trên truyền hình người ta cho chiếu bộ phim tài liệu của đạo diễn  Rory Kennedy — "Những ngày cuối cùng ở Việt Nam" (Last Days in Vietnam), được đề cử giải "Oscar" và đã nhận giải thưởng điện ảnh "Emmy" sáng giá.

Bộ phim kể lại câu chuyện của một viên "sĩ quan Mỹ cao quý" trong những ngày cuối cùng của tháng  Tư năm 1975 đã cố gắng đưa lên máy bay, trực thăng, tàu chiến những người bạn và đồng minh — là lính và sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa — để di tản. Người Mỹ cứu các binh sĩ của đội quân đã chịu thất bại hoàn toàn trước đòn tấn công sấm sét từ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, từ những người cộng sản Việt Nam, mà bộ máy tuyên truyền  của chính quyền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ mô tả như "những tên sát nhân khát máu và tàn nhẫn, lạnh lùng tiêu diệt cư dân miền Nam Việt Nam".

Tàu tác chiến thế hệ mới USS Fort Worth (LCS3) - Sputnik Việt Nam
Trang thiết bị quân sự Nga và Mỹ lại xuất hiện ở Việt Nam

Không một lời nào trong bộ phim này nói đến  lý do vì sao người Mỹ phải  rút khỏi Việt Nam và những gì họ bỏ lại đằng sau. Không hề nói gì đến gần 4 triệu người chết, một nửa trong số đó là thường dân, không nhắc gì về hàng triệu người bị thương và 11 triệu người mất hết nhà cửa.  Bộ phim Mỹ cũng không cho thấy cảnh các khu rừng và những cánh đồng miền Nam Việt Nam bị chất độc da cam dioxin của Mỹ biến thành rừng trọc hoang tàn, nước sông nhiễm độc, khắp nơi đầy rẫy bom mìn. Hãy nghe lời kể của một cựu chiến binh Việt Nam tham gia cuộc  kháng chiến ấy, nay là PGS-TS Sử học Vũ Quang Hiển.

"Hàng nghìn hecta đất đai Việt Nam cho đến nay vẫn ngấm chất độc dioxin, 600.000 tấn bom, mìn vẫn ẩn giấu trong lòng đất quê hương chúng tôi, trong các cánh rừng của nước tôi. Đã trôi qua 40 năm rồi, nhưng cho đến nay vẫn có các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam nên mang dị tật từ lúc chào đời, cho đến nay vẫn xảy ra thương vong do những vụ nổ vô số mìn bom mà  lính Mỹ đi càn đã gài lại để chống quân du kích miền Nam, cho đến nay nhiều diện tích đất đai Việt Nam vẫn là đất chết do hậu quả chiến tranh".

PGS-TS Sử học Vũ Quang Hiển

PGS-TS Ngô Đăng Tri từ trường Xã hội-Nhân văn thuộc ĐHQG Hà Nội vốn là một trong những sinh viên đã tạm xa giảng đường đại học, tình nguyện nhập ngũ để tham gia giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cựu chiến binh-sử gia Ngô Đăng Tri nhớ lại như sau:

"Các cư dân làng quê miền Nam lần đầu gặp chúng tôi đã vô cùng hoảng sợ. Bởi vì sau bao nhiêu năm bị nhồi vào đầu những ý niệm kinh hoàng, bà con nghĩ rằng tốp chiến sĩ giải phóng chúng tôi là "bọn cộng sản tàn nhẫn giết người không gớm tay", rồi sẽ "có cuộc tắm máu". Nhưng sau đó, từ chỗ sợ hãi quì lạy, rồi e dè quan sát đến tiếp xúc, thái độ của những người dân quê thay đổi, bà con thấy rằng bộ đội Giải phóng cũng là người mình, và những người con của miền Bắc như tôi đã được nhân dân miền Nam đón tiếp với tấm lòng cởi mở". 

PGS-TS Ngô Đăng Tri

Nhân dân Việt Nam đã giành chiến thắng vẻ vang đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ có nền  kinh tế và quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới, và đất nước Việt Nam đã thống nhất. Chế độ miền Nam Việt Nam do Mỹ dựng lên đã thua thảm hại, bất kể  có sự hỗ trợ tốn kém của Hoa Kỳ về mọi mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Sở dĩ có kết quả như vậy là nhờ tinh thần kháng chiến anh dũng của đại đa số cư dân Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, sự  ủng hộ quốc tế rộng lớn dành cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của quân dân Việt Nam. Và không một sự bóng gió ám chỉ,  không một sự mạo xưng xuyên tạc lịch sử nào trong báo chí, ấn phẩm, truyền thông điện tử hoặc trên màn hình TV và phim ảnh, lại có thể buộc mọi người  lãng quên sự thật chân lý này.                             

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала