Ông Andrei Ivanov, chuyên gia hàng đầu của Trường đại học MGIMO, đã rút ra kết luận này khi phân tích những lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm ở Washington:
“Ví dụ, ông Barack Obama đã tuyên bố rằng, Washington và Tokyo cùng nhau chống lại sự xâm lăng của Nga ở Ukraina. Nói nhẹ, tuyên bố này mâu thuẫn với thực tế. Và nếu nói thẳng, thì Tổng thống Mỹ chỉ đơn giản nói dối. Làm thế nào mà có thể nói về “sự xâm lăng” của Nga?! Nếu quân đội Nga thực sự xâm nhập vào Ukraina, thì, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, quân đội Ukraina sẽ bị thất bại hoàn toàn trong vòng một vài tuần, và sau đó ở Kiev sẽ thành lập chính phủ mới trung thành với Matxcơva chứ không phải với Washington”.
Ông Ivanov nhận xét rằng, Nga đã quyết định không sử dụng quân đội ở Ukraina vì Matxcơva tôn trọng luật pháp quốc tế. Tiếc thay, Kiev coi quyết định này là một điểm yếu, và phát động chiến dịch quân sự chống lại cư dân Donbass, những người không ủng hộ cuộc đảo chính bất hợp hiến. Phương Tây, trong đó có Nhật Bản, đã ủng hộ các hành động của chính quyền mới ở Ukraina, làm ngơ trước các vụ pháo kích của quân đội Ucraina vào các thị trấn và làng mạc ở khu vực Donbass và tội ác dã man của các nhóm dân tộc cực đoan đang chiến đấu bên cạnh quân chính phủ Kiev.
Các nhà báo đặc biệt quan tâm đến tuyên bố của ông Abe và ông Obama về việc tăng cường hợp tác quân sự Nhật-Mỹ. Trả lời câu hỏi của một phóng viên người Nhật, liệu Nhật Bản có thể bị cuốn vào các cuộc chiến tranh của Mỹ, ông Abe đã nhắc nhở về việc, trong gần 55 năm qua người ta lo ngại về điều đó, nhưng, lịch sử cho thấy rằng, sự lo ngại là vô căn cứ.
Tuy nhiên, có vẻ là, “vô căn cứ” chính là thái độ lạc quan của Thủ tướng Nhật Bản. Ông tin chắc rằng, liên minh Nhật-Mỹ được đổi mới sẽ củng cố hòa bình trên khắp thế giới. Chuyên gia Andrei Ivanov cho biết:
“Trước đây, trong thời kỳ đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, Mỹ khó có thể lôi kéo Nhật Bản vào các cuộc phiêu lưu của họ nếu hành động như vậy mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của nước Nhật. Bất chấp áp lực của Mỹ, Nhật Bản đã cung cấp cho Liên Xô các sản phẩm công nghiệp như ống thép đường kính lớn bị cấm vận theo lệnh trừng phạt của Mỹ. Dù phương Tây đã tẩy chay Thế vận hội Olympic Matxcơva vào năm 1980, các công ty Nhật Bản đã tham gia cung cấp hàng hóa và phản ánh hoạt động của Thế vận hội.
Nhưng, gần đây, Nhật Bản đã ngoan ngoãn chấp hành lệnh trừng phạt chống Nga, sau khi phương Tây ném những lời buộc tội vô lý và không căn cứ về việc dường như Nga đã bắn rơi chiếc "Boeing" của Malaysia và gây ra cuộc xâm lược chống Ukraina. Nhật Bản áp dụng các biện pháp trừng phạt, bỏ qua thực tế rằng, điều đó gây hại cho lợi ích quốc gia của họ. Và bây giờ, sau khi Tokyo và Washington mở rộng quy mô hợp tác quân sự, và Quốc hội Nhật Bản đang chuẩn bị gỡ bỏ hạn chế về quốc phòng và hoạt động quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài, thì có thể lo ngại về việc Nhật Bản sẽ bị cuốn vào các cuộc phiêu lưu quân sự của Hoa Kỳ”.
Chuyên gia Andrei Ivanov nhận xét rằng, không nên hiểu lầm về những cuộc phiêu lưu được tổ chức dưới khẩu hiệu bảo vệ hòa bình và dân chủ. Sau sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Nam Tư, Iraq, Afghanistan, sau chiến dịch quân sự tại Libya, không hề ghi nhận hiện tượng “củng cố nền dân chủ”. Chỉ có tình trạng hỗn loạn và cảnh đổ máu. Ở Ukraina có tình hình tương tự. Liệu Nhật Bản muốn chịu trách nhiệm về thảm kịch khủng khiếp như vậy?
Nhật Bản có bị cuốn vào các cuộc chiến tranh của Mỹ?
02:33 30.04.2015 (Đã cập nhật: 02:34 30.04.2015)
© AFP 2023 / Toshifumi KitamuraShinzo Abe
© AFP 2023 / Toshifumi Kitamura
Đăng ký
Nhật Bản đang biến thành một chư hầu ngoan ngoãn của Mỹ.