Chủ nhân Lầu Năm Góc Ashton Carter đề xuất cho New Delhi sản phẩm mới của ngành hàng không chiến thuật Mỹ và có thể sẽ ký kết với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thỏa thuận về hợp tác quân sự song phương trong 10 năm tới.
"Nên coi các động thái này của Hoa Kỳ như là một phản ứng muộn màng để mở rộng hợp tác quân sự giữa các thành viên BRICS" — nhà phân tích quân sự của tờ The Diplomat Franz Stefan Gadi cho biết.
Theo số liệu của Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga, trong năm 2014, Ấn Độ là đối tác lớn nhất mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga, tổng khối lượng lên đến 4,7 tỷ USD. Như vậy, được tăng cường các thiết bị quân sự của Nga, BRICS trở thành một cầu thủ toàn cầu về mặt quân sự, chứ không chỉ là một liên minh kinh tế, các nhà phân tích nhận xét.
Sự phát triển hợp tác quân sự Nga-Ấn Độ làm đảo lộn tất cả các quân bài của Washington. Tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ, Mỹ lên kế hoạch "một mũi tên giết hai con thỏ" — đánh bại những thành công ngoại giao của Moskva ở châu Á và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa New Delhi và Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo chuyên gia Úc Crispin Rover, chiến lược này đã bị thất bại. Tuy rằng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn tồn tại, nhưng không gay gắt đến nỗi như đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Nga vẫn là đối tác chiến lược duy nhất của Ấn Độ, trong khi ba nước — Nga, Ấn Độ và Trung Quốc — đã lựa chọn chính sách ưu tiên xây dựng một thế giới đa cực. Không nên đánh giá thấp liên minh chống Mỹ bao gồm ba quốc gia này." — chuyên gia Úc nhấn mạnh.