Một trong những chủ đề chính cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các chế độ quân chủ Ả Rập là chương trình hạt nhân Iran.
Ở đây, yếu tố gây bức xúc lại là Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đang nỗ lực biến Iran nếu không thành đối tác thì ít nhất cũng là một đối thủ tương đối mềm mỏng. Washington đang theo đuổi những mục tiêu xa hơn khi thực hiện đàm phán trực tiếp với Tehran hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Đó là sự sớm quay trở lại thị trường Iran nhiều hứa hẹn và cơ hội thỏa thuận chính trị với Tehran về Iraq, Syria, Afghanistan cũng như loạt vấn đề khu vực quan trọng.
Nhưng mong muốn của chính quyền Obama chìa tay cho Tehran lại gây sự khó chịu từ Tel Aviv, Riyadh và loạt thủ đô. Thậm chí, vấn đề không phải quả bom hạt nhân người Shi'ite trên giả thuyết, mà là sự gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, như kết quả của việc đạt được "thỏa thuận hạt nhân" giữa "nhóm sáu" và Iran có thể sẽ diễn ra trước tháng Bảy năm nay.
Không còn gì để nghi ngờ rằng hủy bỏ cơ chế trừng phạt sẽ tăng cường cho Iran cả về chính trị lẫn kinh tế. Triển vọng này làm tăng mối quan ngại của các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Saudi Arabia. Họ sợ sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ bắt đầu tài trợ những người ủng hộ họ — tức đối thủ của Saudi Arabia trong khu vực. Tuy nhiên, như hội nghị thượng đỉnh GCC vừa kết thúc cho thấy, các chế độ quân chủ Ả Rập không muốn gia tăng thêm sự đối đầu với Iran. Khả năng kinh tế và quân sự của họ thực sự có giới hạn.