Các đại diện của Chính phủ Nhật Bản lúc thì hứa công bố thông tin về tiến độ đàm phán, rồi lại bác bỏ thông báo như vậy. Điều gì đang xảy ra? Nhật Bản và Hoa Kỳ có khả năng sắp ký kết thỏa thuận về TPP hay không? Sau đây là ý kiến của chuyên gia hàng đầu của Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov:
“Về nguyên tắc, tất nhiên, hai bên sẽ ký kết thỏa thuận bởi vì hiệp định này trước hết là một dự án chính trị, còn vấn đề kinh tế có tầm quan trọng thứ hai. Hoa Kỳ đã đề xuất sáng kiến này để củng cố chính sách đối ngoại toàn cầu. Theo kế hoạch, sẽ thành lập hai vòng đai mạnh mẽ — một mặt, quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương, mặt khác — quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, để Mỹ có thể duy trì quyền lực và ảnh hưởng của họ. Nói về TPP, thì ngay từ đầu không ai nghi ngờ rằng, dự án này có mục đính ngăn chặn Trung Quốc giành lấy ưu thế kinh tế trong khu vực, để Bắc Kinh không thể thu hút về phía họ các nước trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có Mỹ và Nhật Bản, hai nước phát triển cao, chưa tham gia đề án của Trung Quốc — Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB). Điều đó cho thấy rằng, họ đã thông qua quyết định này vì lý do chính trị. Nhật Bản muốn ký kết thỏa thuận TPP càng sớm càng tốt, nhưng, trở ngại ở đây là nền kinh tế”.
Giới kinh doanh của Nhật Bản thấy rõ rằng, họ sẽ bị thiệt hại về kinh tế, vì thế họ tranh luận về mỗi một điều khoản, đặc biệt về các điều khoản liên quan đến sản xuất nông nghiệp và ngành ô tô. Ông Panov nhận xét, Nhật Bản không muốn nhượng bộ Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Cuộc đọ sức vẫn tiếp tục trong các tầng lớp chính trị bởi vì giới doanh nghiệp Nhật Bản có các kênh riêng để ảnh hưởng đến chính phủ.
Ông Alexander Panov giải thích thêm về việc, trang điện tử của chính phủ Nhật Bản chưa sẵn sàng giới thiệu thông tin về quá trình đàm phán TPP. Đáng lẽ, việc công bố thông tin này phải chứng minh rằng, các công ty Nhật Bản sẽ không bị thiệt hại, các lợi ích của Nhật Bản sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ đi đến kết luận rằng, không nên đăng tải thông tin về cuộc đàm phán TPP vì điều đó có thể gây thêm bất hòa tại cuộc đàm phán với Nhật Bản. Ông Panov nói:
“Tiền bạc quan trọng hơn tình bạn. Nhật Bản trước hết nên tính toán thiệt hại trong trường hợp gia nhập TPP. Và ở Mỹ cũng có nhiều người không hài lòng với việc Nhật không chịu nhượng bộ. Hoa Kỳ cũng có lợi ích kinh tế và vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế. Mặc dù trên thực tế Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống Obama ký kết thỏa thuận TPP thậm chí không cần thông báo trước, nhưng, một số nghị sĩ nêu lên câu hỏi: tại sao chúng ta nhượng bộ nhiều đến vậy cho Nhật Bản? Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành ô tô. Tức là, chính trị là điều quan trọng, nhưng tiền bạc là quan trọng hơn. Vấn đề này là phức tạp. Vì thế hai bên vẫn tranh luận về vấn đề giảm thuế”.
Trả lời câu hỏi của đài phát thanh "Sputnik” về khả năng đạt tới sự thỏa hiệp, ông Alexander Panov nói:
“Hiện có khả năng đạt tới thỏa hiệp: hai ngành kinh tế nhạy cảm nhất — nông nghiệp và ô tô – ra ngoài phạm vi thỏa thuận chung và cung cấp ưu đãi tạm thời cho 5, 10 hoặc 15 năm, để không mở ra toàn bộ thị trường. Song, nhiều người Nhật cho rằng, nông nghiệp phải chịu hy sinh vì ngành này chậm phát triển, làm việc trong ngành này chỉ có khoảng 2 triệu người, chủ yếu những người cao tuổi, trong tổng GDP ngành nông nghiệp không chiếm một tỷ lệ đáng kể, mặt khác nên hỗ trợ cho các nhà sản xuất gạo. Ở Nhật Bản có cuộc vận động hành lang khá mạnh ủng hộ việc gia nhập TPP vì điều đó sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản”.
Tuy nhiên, theo ông Panov, giảm thiểu thiệt hại từ việc Nhật Bản gia nhập TPP là một nhiệm vụ không dễ dàng.
Nhật Bản và TPP: Lợi ích chính trị và thiệt hại về kinh tế
21:44 09.05.2015 (Đã cập nhật: 02:33 12.05.2015)
© Flickr / Thilo HilbererQuốc kỳ Nhật Bản
© Flickr / Thilo Hilberer
Đăng ký
Có cái gì đó kỳ lạ trong quá trình đàm phán về việc Nhật Bản gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).