Các chuyên gia Nga đã nhận xét như vậy trước thực tế giới quân sự ba nước Indonesia, Malaysia và Singapore bắt đầu đàm phán cùng tuần tra trên Biển Đông. Tham mưu trưởng Hải quân Singapore giải thích rằng nhu cầu tổ chức công tác tuần tra xuất phát từ sự hoạt động mạnh của hải tặc. Quan chức quân sự cũng thừa nhận rằng, hải quân ba nước sẽ không dễ phối hợp trong bối cảnh đối đầu giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đấu tranh chống hải tặc không phải là nguyên nhân duy nhất để hải quân Singapore, Indonesia và Malaysia triển khai sự hiện diện thường trực ở Biển Đông. Đại tá hải quân đã về hưu Konstantin Sivkov chia sẻ ý kiến của ông trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik:
"Biển Đông vốn nổi tiếng bởi các hoạt động hải tặc. Nhưng sự có mặt ngày càng thường xuyên của hạm tàu hải quân Trung Quốc đã buộc các nước láng giềng trong khu vực tích cực triển khai hơn công tác tuần tra biển. Sự hiện diện quốc kỳ của bất cứ quốc gia thường nhằm thể hiện nỗ lực bảo vệ lợi ích, trên hết là lợi ích kinh tế và bằng sức mạnh quân sự. Thực tế đang phản ánh sự gia tăng quân sự căng thẳng trong khu vực."
Tại hội nghị ASEAN cấp ngoại trưởng ở Kuala Lumpur vào cuối tháng Tư năm nay, sự leo thang đối đầu quân sự trên Biển Đông mà Philippines nêu lên và Việt Nam cũng nhắc tới đã gần như trở thành chủ đề thảo luận hàng đầu. Họ đề nghị lên án "những hành động hung hăng của Trung Quốc", ám chỉ việc Trung Quốc tuần tra quân sự trong vùng trời và vùng biển Biển Đông, mở rộng đất trên các đảo tranh chấp, xây dựng đường băng và bến tàu quân sự."
Khi ấy tại Kuala Lumpur, chính Singapore, Malaysia và Indonesia đã kêu gọi không làm trầm trọng mối quan hệ với Trung Quốc về vấn đề này. Họ đã thành công không để cơn thịnh nộ của Bắc Kinh biến thành một "mùa đông lạnh giá" trong thương mại và đầu tư với các nước ASEAN. Tuy nhiên, lập trường "chim bồ câu" của bộ ba lại không mấy phù hợp với kế hoạch của Mỹ —dựng lên một liên minh kiềm chế sức mạnh quân sự Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhà phân tích chính trị Vladimir Yevseyev nói:
"Hoạt động quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông là mối quan ngại lớn đối với một số nước ASEAN. Nhưng tâm trạng này cũng được Washington hâm nóng một cách giả tạo. Mỹ lôi kéo các quốc gia mới vào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Đặc biệt trong đó có việc thu hút Nhật Bản thực hiện tuần tra chung khu vực này. Những kế hoạch của Indonesia, Malaysia và Singapore cũng do Mỹ đề xướng, nhằm thúc đẩy sự đối đầu, gia tăng mạnh bất ổn ở khu vực. Việc Hoa Kỳ tiếp tục chính sách khiêu khích như vậy có nguy cơ dẫn tới điều gì đó lớn hơn sự căng thẳng thông thường, đe dọa xuất hiện đụng độ vũ trang."
Bắc Kinh bức xúc thấy Mỹ lôi kéo Nhật Bản tuần tra Biển Đông. Rõ ràng, thỏa thuận có khả năng giữa Singapore, Malaysia và Indonesia cũng sẽ được Trung Quốc tiếp nhận hết sức thận trọng. Bắc Kinh có thể tận dụng chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào ngày 16-17 tới để cảnh báo các "nhà điều khiển rối" ở Washington chớ đùa với lửa trên Biển Đông. Trong khi đó, mới đây The Wall Street Journal của Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đang nghiên cứu khả năng điều tàu chiến và máy bay đến các khu vực Trung Quốc triển khai đảo nhân tạo.