Quan điểm này do cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, chuyên viên Daisuke Kotegawa nêu lên trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh "Sputnik".
Từ cuối năm ngoái các phương tiện truyền thông thế giới đã hú còi về việc sụt giảm giá dầu mỏ và khủng hoảng trừng phạt-cấm vận ở Nga, bộc lộ qua đà rớt giá nghiêm trọng của đồng rúp. Tuy nhiên, về một nạn nhân khác của cuộc khủng hoảng là Ukraina thì truyền thông chẳng hề nói gì. Ở đây tôi định phác họa mô tả tình hình khủng hoảng ghê gớm đã làm sụp đổ nền kinh tế Ukraina.
Ngày 11 tháng Ba 2015 IMF đã đồng ý với biện pháp hỗ trợ kinh phí cho chính phủ Ukraina với số tiền là 17,5 tỷ USD trong vòng 4 năm. Ngoài ra, Ukraina trông đợi sự giúp đỡ từ các cơ cấu tài chính quốc tế khác chừng 7,5 tỷ USD, cũng như tái cơ cấu các khoản nợ công của Kiev, cần cấp số tiền là 15,3 tỷ USD. Nếu cộng gộp tất cả sẽ nhận được khoảng 40 tỷ USD. Về việc tái cơ cấu nợ theo trái phiếu, thì đó là câu hỏi thương lượng giữa chính phủ Ukraina và các chủ trái phiếu. Mà nói chung cũng không rõ việc này có thực thi hay không, — chuyên viên Daisuke Kotegawa nhận xét.
Một số người nói rằng trong việc tái cơ cấu kinh tế Ukraina định hướng vào sự trợ giúp với số tiền là 340 tỷ USD. Tuy nhiên, để cứu Hy Lạp, vốn đang trong tình cảnh tương tự hoặc thậm chí tình hình khá hơn (vì không có nội chiến), khoản hỗ trợ từ phía IMF, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu (cái gọi là "Bộ ba") gồm 325 tỷ USD. Trong chừng mực nền kinh tế Ukraina lớn hơn Hy Lạp 4 lần, thì kinh phí giải cứu cũng cần phải nhiều hơn. Trong tương quan này không thể không lưu ý rằng số lượng phân bổ hiện thời từ IMF là hết sức nhỏ bé. Thêm nữa, khác với Hy Lạp, Ukraina không phải là thành viên Liên minh châu Âu, do đó không thể mong nhận trợ giúp từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu.Thực tế là toàn bộ sự giúp đỡ phải đến từ IMF.
Như nêu trong báo cáo của chính trị gia kiêm chuyên viên kinh tế Ukraina nổi tiếng, cựu nghị sĩ Verkhovnaya Rada là bà Natalia Vitrenko, vào thời điểm hiện nay tại Ukraina đã ngừng công việc của 35% các nhà máy. 25% doanh nghiệp bị mất thị trường. 10% công ty phá sản. Trong năm 2014, GDP của Ukraina giảm 7%.
Ukraina trong chặng dài nhiều năm liên tục được nhận khí đốt Nga giá rẻ, thấp nhiều so với giá thị trường. Ngoài ra, dành cho người tiêu dùng Ukraina mức giá còn giảm thêm theo trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Đến tháng Năm 2015, giá khí đốt cho các hộ gia đình đã tăng 280%. Ngoài ra, đến tháng Tư 2017 cần xóa bỏ tất cả các khoản ưu đãi nhà nước. Tiền điện tăng lên theo 5 bước và cuối cùng sẽ cao gấp 3 lần so với mức hiện tại.
Vào đầu năm 2015 đã phát sinh hoảng loạn trong tương quan rơi tỷ giá đồng grivna. Mọi người đua nhau rút tiền gửi. Hàng hóa bắt đầu biến khỏi các quầy trong cửa hiệu và khi trở lại thì đã với giá cao hơn. Theo ước tính của chuyên gia kinh tế học người Mỹ Steve Hanke, dữ liệu mà chính phủ Ukraina chính thức công bố về lạm phát hàng năm 35% hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Mức tăng giá ở Ukraina trong năm lên tới 272% và là cao nhất thế giới. Theo tư liệu xã hội học thăm dò ý kiến 20% người sống bằng lương, họ đều xác nhận nhiều khi không đủ tiền mua đồ ăn.
Trong bối cảnh này, an ninh xã hội hiển nhiên xấu đi. Tội phạm gia tăng. Trong con mắt châu Âu, Ukraina ngày càng bị coi là "quốc gia vỡ nợ", không đủ sức tồn tại. Nếu xu thế này tiếp diễn, thì có nguy cơ như tấm gương Hy Lạp cho thấy, sẽ không thể hoàn lại số tiền vay từ IMF và những cơ cấu khác. Sự bất mãn ngày càng tăng của người dân có thể biến hóa thành bất ổn chính trị hay những hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khủng bố. Hiện đang có e ngại rằng tất cả những điều đó giống căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ lây lan sang các nước láng giềng, — chuyên viên Daisuke Kotegawa kết luận.