Một sơ đồ quá quen thuộc, từng diễn ra nhiều lần, các tác giả đều đã được biết cũng như sự lựa chọn thời điểm "bùng nổ phẫn nộ" quen thuộc. Có khả năng xuất hiện đường ống dẫn khí đốt mới không đi qua Ukraina, đưa hoạt động bán nhiên liệu Nga ra khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Ngay lập tức có sự tụ tập đòi lật đổ một "bạo chúa và nhà độc tài đẫm máu" mới.
Liệu "cách mạng màu" ở châu Á có là hiện thực? Chúng tôi đặt hỏi này với Giáo sư Vladimir Kolotov, nhà Đông phương học Nga, chủ nhiệm Tổ bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông Đại học tổng hợp St. Petersburg. Theo ông nhận định, xác suất như vậy rất cao:
"Ở châu Á, cơ sở cho các "cách mạng màu" đang được tạo ra và kích hoạt khi tới thời điểm thích hợp. Các quốc gia Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan nằm dưới sự đe dọa trực tiếp của cách mạng màu. Ở Kyrgyzstan điều này đã xảy ra không chỉ một lần. Mối đe dọa cũng hiện hữu ở Trung Quốc. Thử nghiệm đầu tiên diễn ra tại Hồng Kông vào mùa thu năm ngoái — tức cái gọi là "cách mạng ô". Người ta đã thất bại khi không kích động được nhà chức trách Trung Quốc đàn áp đẫm máu bạo loạn, vì thế câu chuyện dần dần bị ỉm đi. Nhưng việc thúc đẩy tình hình đang diễn ra, huấn luyện các thế lực có khả năng. Ở Việt Nam, cũng tồn tại mối nguy cơ như vậy. Chính quyền trong nước kiểm soát tình hình, nhưng phương Tây vẫn tích cực gây dựng và nuôi dưỡng "đội quân thứ năm"."
Theo chuyên gia Nga, "cách mạng màu" cũng có khả năng xảy ra ở các nước Đông Nam Á khác. Nỗ lực đầu tiên áp đặt sự kiểm soát chặt được Mỹ thực hiện vào năm 1997 bằng khủng hoảng tài chính. Hàng loạt bước hành động đã được tung ra: bắt đầu với khủng hoảng tài chính lan sang khủng hoảng kinh tế và chính trị, dưới những lý do này đòi thay đổi chính phủ. Các sự kiện đã diễn ra tại Thái Lan, Indonesia và Philippines, nhưng thất bại ở Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia. Những nước giữ vững được chủ quyền thoát khỏi khủng hoảng với tổn thất tối thiểu. Ở những nay có các nhân vật bị điều khiển từ bên ngoài được đưa vào chính quyền, hậu quả khủng hoảng nặng nề hơn. IMF trao cho những nước như vậy khoản vay nô dịch hàng tỷ đô la. Cũng khi ấy, Trung Quốc đã hỗ trợ các nước Đông Nam Á bị thiệt hại nặng do khủng hoảng và phát triển dự án hội nhập khu vực Trung Quốc-ASEAN. Kết quả chính là sự ra đời khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN vào năm 2010.
Giáo sư Vladimir Kolotov: "Trung Quốc bắt đầu biến hình ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng thành các kỳ vọng chính trị và chủ quyền ở Biển Đông. Điều này làm các quốc gia Đông Nam Á lo ngại nên họ chào đón sự trở lại khu vực của Hoa Kỳ. Giai đoạn mới của cuộc đấu địa chính trị bắt đầu. Các nước Đông Nam Á ở giữa đe và búa tức Trung Quốc và Hoa Kỳ."
Tăng cường gây áp lực trong khu vực, Mỹ sẽ khai thác "mối đe dọa từ Trung Quốc", bơm vũ khí vào khu vực, kích động xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á nhằm làm tăng ảnh hưởng thông qua các tổ chức phi chính phủ. Đó chính là nguy cơ "cách mạng màu" đối với các nước Đông Nam Á, — chuyên gia Nga cho biết.