Hoa Kỳ cho rằng, không có lý do nào để các quốc gia đó từ chối thông qua văn kiện này vào tháng 11 ở Kuala Lumpur tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các đối tác đối thoại. Vào ngày thứ Năm, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á — Thái Bình Dương Daniel Russel đã tuyên bố như vậy.
Trung Quốc đang tham vấn với Việt Nam, Philippines và Malaysia về nội dung Bộ luật ứng xử ở Biển Đông. Các cuộc đàm phán kéo dài khá lâu, chưa mang lại kết quả, vì vậy các bên không nói về thời hạn cụ thể. Tuy nhiên, Trung Quốc không muốn để cuộc đàm phán tiến hành "dưới sự bảo trợ của ASEAN". Đặc biệt là Trung Quốc chống lại sự can thiệp của một bên thứ ba, ở đây nói về Hoa Kỳ.
Vì thế, Bắc Kinh coi sáng kiến của Mỹ thông qua Bộ luật ứng xử ở Biển Đông vào tháng 11 tại Kuala Lumpur như là một nỗ lực mới can thiệp vào công việc của khu vực. Washington chỉ làm ra vẻ đang cố gắng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, mà trên thực tế chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Chuyên gia Dmitry Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho biết:
“Đối với Việt Nam và Philippines đó là một cuộc xung đột lãnh thổ. Và hiện nay vẫn chưa thấy triển vọng giải quyết nó. Nhưng, ngoài những mâu thuẫn song phương với Trung Quốc, còn có thêm một cuộc xung đột toàn cầu nguy hiểm hơn – cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố rằng, Trung Quốc sẵn sàng đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển mà họ coi là của mình theo luật pháp Trung Quốc. Hoa Kỳ và Nhật Bản, nước đã bị lôi cuốn vào trò chơi của Mỹ, đều chống lại bất kỳ nỗ lực điều chỉnh tự do hàng hải ở Biển Đông theo kiểu Trung Quốc. Đây là bản chất của mâu thuẫn, và tình hình căng thẳng sẽ leo thang bởi vì ở đây nói về tự do hàng hải không chỉ đối với các tàu buôn mà còn các tàu chiến”.
Hoa Kỳ nhận thức được rằng, nỗ lực của họ nhằm kiềm chế Trung Quốc và áp đặt những luật lệ riêng, phụ thuộc vào việc bao nhiêu đồng minh sẽ chơi chống lại Trung Quốc. Chính bởi vậy, Washington trước hết đề nghị nước đồng minh chính — Nhật Bản — phối hợp hành động, tuần tra chung ở Biển Đông. Và sau đó Indonesia, Malaysia và Singapore công bố kế hoạch mở rộng hoạt động tuần tra chung tới các khu vực ở Biển Đông. Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị xã hội Vladimir Evseev, ba nước này đã thông qua kế hoạch này dưới áp lực trực tiếp từ Hoa Kỳ. Đặc biệt, kế hoạch này không phù hợp với quan điểm thực dụng mà ba nước này đã nói lên tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur: không được làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung Quốc do vấn đề Biển Đông.
Nếu Mỹ áp đặt các quy tắc riêng ở Biển Đông, thì vấn đề chuyển giao cho ai quyền khai thác tài nguyên thiên niên trong khu vực sẽ được giải quyết dưới ảnh hưởng chính trị và ngoại giao mạnh mẽ từ Washington. Vì thế có thể nói rằng, dù ở vùng này chưa bắt đầu khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhưng, dầu khí của Biển Đông đã có mùi thuốc súng.
Mỹ áp đặt quy tắc ở Biển Đông
18:21 22.05.2015 (Đã cập nhật: 18:49 25.05.2015)
© Flickr / Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT)Biển Hoa Nam (Biển Đông)
Đăng ký
Hoa Kỳ đang cố gắng áp đặt các quy tắc của họ ở Biển Đông. Washington đã ấn định thời gian và địa điểm, ở đâu và khi nào Trung Quốc và các nước ASEAN có thể chấp nhận các quy tắc ứng xử ở Biển Đông.