Ken Ishigooka: Tôi không chú trọng nhiều đến những lời nói của Mỹ

© AFP 2023 / Mandel NGANQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản không nên theo đuổi quan hệ làm ăn như bình thường với Nga trong tình hình hiện nay. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel đã tuyên bố như vậy tại một cuộc họp báo ở Washington.

 Chuyên gia chính trị Nhật Bản Ken Ishigooka bày tỏ sự ngạc nhiên với lời phát biểu này của quan chức Mỹ.

Có lẽ lời phát biểu của ông Russell với vẻ mặt rõ ràng đang bực tức, là phản ứng với chuyến thăm Tokyo của Chủ tịch Viện Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin. Tại Nhật Bản ông Naryshkin đã thảo luận rất tích cực với các chính trị gia và doanh nghiệp Nhật Bản về triển vọng phát triển quan hệ Nga-Nhật và đã gặp gỡ với Thủ tướng Shinzo Abe. Matxcơva cũng chú ý đến lời phát biểu đó, nhưng, không thấy sự cần thiết phải phản ứng đến điều đó. Còn Nhật Bản đã phản ứng như thế nào với chỉ thị từ cấp trên, tức là từ Mỹ? Người Nhật có chấp nhận hay không khi Mỹ cố gắng ra chỉ thị cho một nước độc lập, mà Nhật Bản là một quốc gia chủ quyền?

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh "Sputnik", giáo sư Đại học Nihon, nhà báo nổi tiếng của Nhật Bản, nhà khoa học chính trị và nhà văn, thành viên Câu lạc bộ Valdai Ken Ishigooka trả lời những câu hỏi này: “Đó là những câu hỏi phức tạp. Trong chính quyền Mỹ có hai quan điểm đối lập nhau. Có những người cho rằng, không có gì sai với việc cải thiện quan hệ Nhật-Nga, và có những người coi điều đó là không thể chấp nhận được.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hội đàm với Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Lavrov ở Sochi. Trong khi đó, những đại diện khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kể cả bà Nuland, nói lên những tuyên bố mâu thuẫn với quan điểm mà ông Kerry đã trình bày ở Sochi. Rõ ràng, trong chính phủ Mỹ có các nhóm đang đấu tranh với nhau.
 
Do đó, ở Washington có hai quan điểm khác nhau về các mối quan hệ Nhật-Nga. Song, vì có những ý kiến ​​trái ngược nhau, Hoa Kỳ không có nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Nhật Bản. Tokyo thấy rõ rằng, chính sách của Mỹ đối với Nga đang thay đổi, nhưng chưa hiểu theo hướng nào.

Tôi không chú trọng nhiều đến những lời nói của Mỹ vào thời điểm này bởi vì họ chưa thống nhất ý kiến về chính sách của họ. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Nên theo dõi diễn biến tình hình. Chính bởi vậy, Chính phủ Nhật Bản không vội vàng làm theo hướng dẫn của Washington. Mặt khác, nếu Nhật Bản hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga thì Tổng thống Putin có thể đến Tokyo. Ông Kerry đã nói chuyện với Nga. Bà Merkel cũng đã hội đàm với Nga. Và tất cả các nước đã từng áp đặt lệnh trừng phạt chống lại nước Nga dần dần bắt đầu nói chuyện với Matxcơva. Chắc là Nhật Bản cũng có thể bắt đầu nói chuyện với Nga”.

Thật vậy, chắc là đến lúc để Nhật Bản hoạt động tự chủ hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала