Chuyên gia Nga nổi tiếng về vấn đề Triều Tiên Georgy Toloraya không vội vui mừng trước thông tin này.
Tại Hàn Quốc, một thời gian dài, các lực lượng có ảnh hưởng với doanh nghiệp cũng như với phe đối lập, đã từng kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, được áp đặt đối với Bắc Triều Tiên từ 24 tháng Năm 2010, liên quan với cáo buộc chống Bắc Triều Tiên trong vụ chìm tàu hộ tống "Cheonan". Bằng chứng chắc chắn về điều đó vẫn chưa xuất hiện, nhưng các biện pháp trừng phạt đã gây tổn hại cho doanh nghiệp và cản trở sự phát triển hợp tác kinh tế liên Triều. Trong đó có hợp tác ba bên, với sự tham gia của Nga, vì vậy chúng tôi cũng quan tâm đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Mặc dầu câu chuyện về sự cần thiết phải bãi bỏ lệnh trừng phạt được đề cập đã khá lâu, nhưng dưới áp lực của phe bảo thủ, dưới áp lực của Mỹ, chính phủ Hàn Quốc vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn và duy trì biện pháp trừng phạt. Rõ ràng, hiện giờ họ đã bắt đầu quá trình chuyển sang quan điểm thực tế hơn, và điều đó rất đáng mừng. Nhưng có một thực tế đáng báo động khi Bộ Thống nhất nói về một số động thái của phía Bắc Triều Tiên đối với các điều kiện tiên quyết để đồng ý đàm phán, mà Bình Nhưỡng không thể chấp nhận. Tất nhiên, cần biết chính xác hơn về những điều kiện mà Hàn Quốc đưa ra cho Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên chưa bao giờ phản đối điều kiện tiên quyết chống để đối thoại, nhưng nếu đưa ra các điều kiện kiểu như "các bước chân thực" về phi hạt nhân hóa, thì có nghĩa là sẽ không có chuyện dỡ bỏ lệnh trừng phạt, và đối thoại cũng vậy", chuyên gia Nga cho biết.