Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Radio "Sputnik", Giám đốc Trung tâm các vấn đề quân sự-chính trị thuộc trường MGIMO Aleksei Podberezkin nói lên ý kiến về những hậu quả mà quyết định đó có tể mang lại cho Nhật Bản:
"Rõ ràng, trong những năm gần đây, Nhật Bản đang chuyển đổi quy chế của lực lượng quân sự từ phòng vệ sang tấn công.
Đứng đằng sau quá trình này có hai điều. Trước hết phải nói về điều quan trọng nhất: người Nhật đã nhận thức được rõ về các lợi ích quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ý thức về bản sắc dân tộc dần dần chuyển thành chủ nghĩa dân tộc, và sau đó dễ biến thành chủ nghĩa quân phiệt, đặc biệt là, cội rễ của nó là khá mạnh trong truyền thống Nhật Bản.
Điểm thứ hai — Mỹ có ý định sử dụng lực lượng vũ trang Nhật Bản. Hoa Kỳ không cần đến lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Washington muốn sử dụng quân đội Nhật Bản, nước đồng minh chính của họ, với tư cách lực lượng tấn công chính ở Đông Á. Đó là mục tiêu chính của Hoa Kỳ. Ở những bộ phận khác nhau của thế giới, Hoa Kỳ tìm kiếm và tìm được các quốc gia sẵn sàng tham gia giải quyết nhiệm vụ quân sự của Mỹ, kết quả là, Washington không nên sử dụng lực lượng lục quân của họ. Tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đảm nhận trách nhiệm giải quyết nhiệm vụ này".
"Sputnik": Mỹ sử dụng Nhật Bản để chống lại nước nào?
Ông Aleksei Podberezkin trả lời:
"Để chống lại các đối thủ mạnh, mà đó là Nga và Trung Quốc. Nhưng, không chỉ hai nước đó. Đối với Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên, các quốc gia Đông Nam Á cũng có thể tạo ra mối nguy hiểm, tùy theo diễn biến sự kiện. Phải có một yếu tố ảnh hưởng, ví dụ như sức mạnh quân sự, mà yếu tố này có thể được sử dụng cho các mục đích chính trị trong khu vực. Sức mạnh quân sự có thể là một con át chủ bài trong chính sách đối ngoại".
"Sputnik": Liệu việc thông qua luật mới về lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột trong khu vực?
Ông Aleksei Podberezkin nói:
"Điều đó là không thể tránh khỏi. Đó là mục tiêu của Hoa Kỳ. Họ muốn làm gia tăng sự bất ổn chính trị và quân sự trong khu vực. Lý do rất đơn giản: tình trạng các mối quan hệ kinh tế-tài chính và chính trị- quân sự đã hình hành theo sáng kiến của Hoa Kỳ và dưới sự kiểm soát của họ trong thế kỷ XX, đang xuống hàng thứ yếu, vì đã xuất hiện các trung tâm quyền lực mới. Để duy trì hệ thống cũ, Hoa Kỳ muốn gây sự bất ổn cho các đối thủ cạnh tranh. Tức là, Hoa Kỳ cố ý gây vấn đề cho nước Nga, một thí dụ cho điều đó là tình hình Ukraina. Tôi cho rằng, các vấn đề sẽ xuất hiện cả ở Trung Quốc".
"Sputnik": Liệu Nhật Bản sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của Mỹ?
Ông Aleksei Podberezkin nhận xét:
"Hy vọng rằng, người Nhật đủ thông minh để không cho phép nước khác gây hại cho lợi ích nước mình. Nhưng, người Mỹ đã thu lượm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các nước khác cho mục đích riêng của họ. Chắc chắn, trong trường hợp bùng nổ cuộc xung đột với Trung Quốc hoặc với Nga, nước Nhật sẽ bị thiệt hại, còn bản thân nước Mỹ sẽ không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột vũ trang. Xin lưu ý rằng, Mỹ đã gây ra cuộc xung đột ở Ukraina, nhưng, chính họ không tham gia trực tiếp mà chỉ cung cấp sự hỗ trợ mang tính biểu tượng. Bằng cách này, với khoản tiền nhỏ, họ đã tạo ra một vấn đề địa chính trị rất lớn cho Nga. Trong trường hợp với Nhật Bản, Mỹ cũng muốn tạo ra tình hình tương tự như vậy. Nếu họ thành công trong việc kích động cuộc xung đột Trung-Nhật, thì đây sẽ là tình huống lý tưởng đối với Hoa Kỳ. Ở đây nói không chỉ về cuộc xung đột quân sự. Trước đây, Nhật Bản đã tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ giảm thiểu chi tiêu quân sự. Và nếu nước Nhật gia tăng chi tiêu quân sự trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ kéo dài, thì sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của đất nước".
Đó là ý kiến của chuyên gia Aleksei Podberezkin.