Tham gia cuộc đối thoại đặc biệt này có các lãnh đạo cơ quan quân sự và Tổng Tư lệnh quân đội, chuyên viên về quốc phòng và an ninh của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của hội nghị là thảo luận những vấn đề về bảo tồn sự ổn định và an ninh trong khu vực quan trọng này của thế giới. Nhưng khó lòng chờ đợi sự ổn định và môi trường yên tĩnh ngay tại hội nghị này, mỗi năm bầu không khí lại càng nóng lên, — như nhận xét của một thành viên tham gia cuộc đối thoại Shangri-La, nhà Đông phương học nổi tiếng Dmitry Mosyakov.
“Điều này gắn với những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Bây giờ tại đó Trung Quốc xúc tiến mở rộng rạn san hô và lập những hòn đảo nhân tạo mới trong vùng biển đảo tranh chấp. Thực tế bản đồ vùng Biển Đông đã có thay đổi, bởi vì trước đây hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Itu Aba do Singapore kiểm soát, còn bây giờ là hòn đảo Yunshu do Trung Quốc bồi đắp. Tình hình đặc biệt phức tạp bởi vì những rạn đá ngầm mà Trung Quốc biến thành đảo và tạo lập trên đó các cơ sở hạ tầng, lại nằm trong vùng có mật độ tàu thuyền qua lại dày đặc. Và sự kiểm soát hình thức của Trung Quốc trong khu vực này có thể sớm biến thành hiện thực, gây lên sự phản đối chính đáng của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines”.
Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng trước hoạt động của Trung Quốc. "Có thể một sớm mai thức dậy quí vị bỗng thấy rằng Trung Quốc đã xây dựng không chỉ nhiều trạm gác, mà đã tạo lập tại đó cả hệ thống quân sự hoàn chỉnh", — Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russell cảnh báo. Ủng hộ các láng giềng đang bất bình của Trung Quốc, Washington cố gắng thu về từ đó cho bản thân những lợi ích tối đa, đồng thời gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, tại hội nghị "Đối thoại Shangri-La" Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ phía Hoa Kỳ và các nước láng giềng ở Biển Đông. Cuộc xung đột chuyển sang vòng xoáy mới, và cần có những nỗ lực rất to lớn để xoa dịu và tháo gỡ, — chuyên viên Nga nhận định.
Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng trước hoạt động của Trung Quốc. "Có thể một sớm mai thức dậy quí vị bỗng thấy rằng Trung Quốc đã xây dựng không chỉ nhiều trạm gác, mà đã tạo lập tại đó cả hệ thống quân sự hoàn chỉnh", — Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russell cảnh báo. Ủng hộ các láng giềng đang bất bình của Trung Quốc, Washington cố gắng thu về từ đó cho bản thân những lợi ích tối đa, đồng thời gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, tại hội nghị "Đối thoại Shangri-La" Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ phía Hoa Kỳ và các nước láng giềng ở Biển Đông. Cuộc xung đột chuyển sang vòng xoáy mới, và cần có những nỗ lực rất to lớn để xoa dịu và tháo gỡ, — chuyên viên Nga nhận định.