Có vẻ điều duy nhất mà nhãn quan và lập trường của họ trùng hợp, là từ chối công nhận sự chuyển đổi hòa bình của Crưm vào thẩm quyền pháp lý của LB Nga.
Trên thực tế, các lãnh đạo Nhật Bản và EU tại hội nghị cấp cao ở Tokyo còn có cả những vấn đề quan trọng hơn. Thí dụ — thỏa thuận giữa Nhật Bản và EU về tự do thương mại. Đã một thời gian dài không ký kết nổi văn bản vì rằng châu Âu không muốn giảm thuế với xe ô tô Nhật Bản, còn Nhật Bản thì chẳng vội vàng mở cửa thị trường nước mình cho các sản phẩm châu Âu. Việc khắc phục bất đồng cho đến nay vẫn không thu được kết quả. Các thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh đành bằng lòng chỉ với tuyên bố nói rằng Nhật Bản và EU sẽ huy động mọi nỗ lực để ký kết hiệp định về thương mại tự do trước khi hết năm nay. Hoặc là trong những tháng đầu của năm sau.
"Chúng tôi bảo lưu sự tin chắc rằng không bao giờ công nhận ra sự sáp nhập Crưm vào Nga, và sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Ukraina trong công cuộc cải cách", — như nêu trong Tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Tokyo.
Như vậy là để ủng hộ chế độ hiện nay ở Kiev, Tokyo và Brussels thực sự cần đến nỗ lực thống nhất, — như nhận xét của ông Andrey Ivanov chuyên viên hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường MGIMO.
Tại châu Âu người ta bắt đầu dần dần hiểu ra rằng các chính trị gia và quan chức của châu lục phụ thuộc vào Hoa Kỳ dành sự giúp đỡ Ukraina hoàn toàn không phải là hỗ trợ nền dân chủ, mà thực ra là tiếp tay cho chế độ tội phạm và tham nhũng, — chuyên viên Ivanov nhận xét. Ở Nhật Bản, còn khá xa mới đạt tới sự giác ngộ như vậy, nhưng sớm hay muộn cũng phải nhận ra chân lý. Và khi đó, sẽ đến lúc người ta phải xem lại lời hứa dành hỗ trợ cho chính quyền Ukraina và xem lại cả thỏa thuận "không bao giờ công nhận" quyết định của nhân dân Crưm — tự nguyện tách ra khỏi cái gọi là "phẩm giá cách mạng Ukraina” để trở về thành phần LB Nga nguồn cội.