Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, trong giai đoạn cuối cuộc chiến, cuộc tấn công nguyên tử của Mỹ chống Nhật Bản là không cần thiết. Đó chỉ là hành động biểu dương sức mạnh của người Mỹ mà thôi. Vào thời điểm Mỹ tiến hành các vụ đánh bom, chính phủ Nhật Bản đang tìm cách thoát ra khỏi chiến tranh, và như vậy, việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại là sự tàn ác vô tri từ phía Mỹ.
Sau các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki khiến hơn 200.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng, cả thế giới đã bị sốc, vì nhân loại trước đây chưa bao giờ biết đến điều tương tự. Cho đến nay Mỹ vẫn không xin lỗi về vụ đánh bom hạt nhân vào các thành phố của Nhật Bản, mặc dù việc này có thể coi là tội ác chiến tranh. Nhật Bản cung không nhấn mạnh vấn đề này, vì nó không phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược hậu chiến và hiện nay giữa Tokyo và Washington. Ông Valery Kistanov, nhà Nhật Bản học Nga, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga bình luận về vấn đề này như sau:
“Đây quả là một nghịch lý. Nếu xem báo chí Nhật Bản hoặc các tư liệu về chủ đề này, sẽ thấy là Nhật Bản không đề cập đến người thả bom. Bạn không bao giờ đọc thấy rằng các vụ đánh bom nguyên tử là do Hoa Kỳ thực hiện. Đơn giản, người ta chỉ nói đến thực tế vụ đánh bom nguyên tử mà thôi. Có ấn tượng là những quả bom này không bay từ đâu đến. Ở đây, những lời giải thích thường rất đơn giản. Sau chiến tranh, trong một giai đoạn khá lâu, Nhật Bản phụ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ. Chương trình tương tự như kế hoạch Marshall tái thiết Tây u sau chiến tranh, được Hoa Kỳ phát triển tại Nhật Bản. Nhờ có chương trình này mà phép lạ kinh tế Nhật Bản đã xảy ra. Từ phía Washington, tất nhiên điều này không phải là không vụ lợi. Khi Thế chiến II kết thúc với bên chiến thắng là Liên Xô, trên thế giới lại diễn ra một cuộc chiến tranh mới là “chiến tranh lạnh", không kém phần kéo dài và tốn kém. Hoa Kỳ cần nhanh chóng làm cho những mảnh đổ nát của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II sống lại và trở thành "con đê chắn sóng chống cộng" ở châu Á. Với mục đích đó, Mỹ đã biến Nhật Bản từ cựu thù thành đối tác chiến lược chính của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh này, việc không nhắc tới chuyện ai đã thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã không phải là lệnh của các chính trị gia Nhật Bản.
Mặc dù vẫn tổ chức sự kiện kỷ niệm các vụ đánh bom nguyên tử, trong tâm thức của người Nhật Bản dần dần xóa mờ ký ức về những kẻ tội phạm. Điều đó chắc chắn là vì lợi ích của quan hệ Nhật-Mỹ. Hoa Kỳ vẫn có ảnh hưởng quyết định đến Nhật Bản trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh và tuyên truyền.
“Đây quả là một nghịch lý. Nếu xem báo chí Nhật Bản hoặc các tư liệu về chủ đề này, sẽ thấy là Nhật Bản không đề cập đến người thả bom. Bạn không bao giờ đọc thấy rằng các vụ đánh bom nguyên tử là do Hoa Kỳ thực hiện. Đơn giản, người ta chỉ nói đến thực tế vụ đánh bom nguyên tử mà thôi. Có ấn tượng là những quả bom này không bay từ đâu đến. Ở đây, những lời giải thích thường rất đơn giản. Sau chiến tranh, trong một giai đoạn khá lâu, Nhật Bản phụ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ. Chương trình tương tự như kế hoạch Marshall tái thiết Tây u sau chiến tranh, được Hoa Kỳ phát triển tại Nhật Bản. Nhờ có chương trình này mà phép lạ kinh tế Nhật Bản đã xảy ra. Từ phía Washington, tất nhiên điều này không phải là không vụ lợi. Khi Thế chiến II kết thúc với bên chiến thắng là Liên Xô, trên thế giới lại diễn ra một cuộc chiến tranh mới là “chiến tranh lạnh", không kém phần kéo dài và tốn kém. Hoa Kỳ cần nhanh chóng làm cho những mảnh đổ nát của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II sống lại và trở thành "con đê chắn sóng chống cộng" ở châu Á. Với mục đích đó, Mỹ đã biến Nhật Bản từ cựu thù thành đối tác chiến lược chính của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh này, việc không nhắc tới chuyện ai đã thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã không phải là lệnh của các chính trị gia Nhật Bản.
Mặc dù vẫn tổ chức sự kiện kỷ niệm các vụ đánh bom nguyên tử, trong tâm thức của người Nhật Bản dần dần xóa mờ ký ức về những kẻ tội phạm. Điều đó chắc chắn là vì lợi ích của quan hệ Nhật-Mỹ. Hoa Kỳ vẫn có ảnh hưởng quyết định đến Nhật Bản trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh và tuyên truyền.