Tham gia tập trận có tới hơn 10 tàu chiến, trong đó có khu trục hạm với tên lửa được điều khiển dẫn hướng.
Cuộc tập trận có mục tiêu hoạch định phương án hành động của các đồng minh chiến lược trong trường hợp "xuất hiện mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên". Đầu tháng Năm, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo của tàu ngầm, mà Seoul xem như "mối đe dọa mới từ phía Bắc Triều Tiên". Trong khi đó Bình Nhưỡng tin chắc rằng những biện pháp tăng cường lực lượng hạt nhân "là phương tiện duy nhất có khả năng ngăn ngừa cuộc chiến với Hoa Kỳ do thiếu vắng sự tin cậy" giữa hai nước. Hóa ra là ở đây hiện hữu một vòng tròn luẩn quẩn, chỉ có thể phá vỡ sau bàn đàm phán, — ông Vladimir Grinyuk chuyên viên nghiên cứu Triều Tiên nêu nhận xét.
"Chính quyền Bắc Triều Tiên coi việc sở hữu vũ khí hạt nhân là bảo đảm duy nhất tránh sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nền chính trị của đất nước, có thể giúp Bắc Triều Tiên không lâm vào số phận bi đát của Iraq và Libya. Từ quan niệm như vậy, Bắc Triều Tiên buộc phải chi khoản tiền khổng lồ và huy động những nỗ lực to lớn nhằm phát triển phương tiện hạt nhân kiềm chế-răn đe. Tình hình đó chỉ có thể thay đổi khi hoạch định được cơ chế đảm bảo an ninh cho Bắc Triều Tiên. Trước hết, cần trở lại bàn đàm phán sáu bên về khắc phục vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Do những nguyên nhân khác nhau, hình thức này hiện không hoạt động. Những nỗ lực chung của sáu quốc gia cần đạt tới đích cung cấp đảm bảo an ninh cho Bắc Triều Tiên, để có thể khuyến khích Bình Nhưỡng tiến hành cải cách. Điều đó sẽ cho phép Bắc Triều Tiên chuyển sang nền kinh tế thị trường và xây dựng dân chủ theo con đường của mình, áp dụng kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc và Việt Nam, những nước trong khu vực đang đạt nhiều thành công với nền kinh tế thị trường trong khi vẫn duy trì vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản".
Chính thức mà nói thì hiện nay cuộc thương lượng sáu bên chưa hề bị xóa bỏ. Và cũng vẫn bảo lưu những cơ may để khôi phục đàm phán.