Theo tạp chí có uy tín này, ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong vài năm qua đã đưa ra một loạt vũ khí mới mà Mỹ khó cạnh tranh được. Ngoài ra, Nga đang tích cực phát triển các ngành trong khối công nghiệp quân sự, mà mới gần đây Mỹ còn chiếm ưu thế.
Không có gì bí mật, trong nhiều thập kỷ các xe tăng của Nga được coi là tốt nhất trên thế giới. Và đây, vào ngày 9 tháng 5 năm 2015, trong cuộc diễu hành ở Matxcơva nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, Nga đã ra mắt xe tăng T-14 Armata. Đây là xe bọc thép trên nền tảng Armata. Chiếc xe tăng chiến đấu mới nhất của Nga được xây dựng để bảo vệ an toàn cho kíp lái. Armata là xe tăng đầu tiên trên thế giới được bọc sắt bên trong và có tháp pháo được điều khiển từ xa bằng hệ thống tự động nạp vũ khí. Các đặc tính này giúp tăng cường bảo vệ những người lính trong xe tăng cũng như sự hữu hiệu của các vũ khi mà nó có. Có khả năng, trong tương lai xe tăng Armata sẽ được trang bị vũ khí mạnh hơn — loại pháo cỡ nòng 152 mm. Theo tạp chí Popular Mechanics, phiên bản
Tạp chí Popular Mechanics viết tiếp, cả Nga và Mỹ đều đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của các hệ thống tên lửa. Tuy nhiên, hai nước có cách tiếp cận khác nhau tới vấn đề này. Ví dụ, hệ thống rocket phóng loạt cơ động cao HIMARS của Mỹ có lợi thế là độ chính xác cao. Các hệ thống tên lửa của Nga, chẳng hạn như "Grad", có đặc trưng — khả năng cơ động cao, tốc độ bắn và khả năng bao trùm diện tích lớn với một loạt bắn. Tuy nhiên, Nga cũng có tên lửa di động tầm xa có thể nhắm vào các địa điểm dân sự và căn cứ quân sự của các nước NATO, ví dụ như tổ hợp tên lửa "Iskander-M", bài báo cho biết.
Nga và Mỹ cũng cạnh tranh trong các hệ thống pháo thông thường. Theo tạp chí Popular Mechanics, các hệ thống của Mỹ có tính cơ động cao hơn. Hoa Kỳ sở hữu pháo M777 có thể được di chuyển bằng trực thăng MV-22 Osprey giúp nó theo kịp tình hình chiến trường. Ngoài ra, Lầu Năm Góc không có ý định từ bỏ
pháo tự hành 155mm M109 lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Như dự kiến, phiên bản pháo này được hiện đại hóa vào năm 2012 sẽ phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ trong 30-40 năm nữa. Còn Nga, năm nay đã trình diễn pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV mới nhất của mình. Các lợi thế thực sự trong thiết kế này là khả năng lựa chọn các cỡ đạn khác nhau và có một hệ thống robot tự động nạp đạn. Pháo tự hành mới của Nga có tầm bắn xa 40 km.
Cuối cùng, tạp chí Popular Mechanics so sánh tốc độ phát triển kỹ thuật robot trong lĩnh vực quân sự. Mỹ đang đi trước Nga về robot quân sự. Tuy nhiên, tạp chí nhấn mạnh, Nga đã không ngồi yên. Các chuyên gia Nga sẵn sàng giới thiệu các robot chiến đấu mới nhất tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế "Army-2015" sẽ được tổ chức vào những ngày 16-19 tháng 6 ở thị trấn Kubinka ngoại ô Matxcơva.