Trước thềm khai mạc hội nghị ở thị trấn Garmisch-Partenkirchen của Đức, theo đại diện chính thức liên minh STOP G7 thông báo, cảnh sát đã dùng hơi cay chống lại người biểu tình làm hơn một trăm người bị thương.
Hội nghị được mở rộng thành G-8 vào năm 1998 bằng sự có mặt của LB Nga, mặc dù thực tế Moskva đã tham gia một số định dạng đàm phán các vấn đề thời sự quốc tế từ trước đó một thời gian. Loạt sự kiện ở Ukraine trở thành lý do loại trừ Nga khỏi hội nghị thượng đỉnh. Mặc dù vậy, trước thềm hội nghị G-7 Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhấn mạnh với Deutsche Welle trong cuộc phỏng vấn độc quyền rằng, Nga tiếp tục là một đối tác quan trọng trong xử lý các cuộc khủng hoảng quốc tế dù không tham gia G-7 nhưng dưới những định dạng khác. Bà Angela Merkel nhắc lại rằng, chính nhờ sự hỗ trợ của Nga mà thế giới thu được thành công về hủy bỏ các vũ khí hóa học Syria. Hiện tại nhóm G-7 gồm các nước Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy. Theo lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Berlin mong sớm quay trở lại định dạng G-8, bởi G-7 rất cần sự đóng góp của Nga vào việc giải quyết những cuộc xung đột kéo dài, không chỉ ở Syria mà cả Iraq, Libya, cũng như vấn đề chương trình hạt nhân Iran.
Diễn ra vắng Nga, trong bối cảnh biểu tình và những vấn đề thế giới
19:31 07.06.2015 (Đã cập nhật: 17:43 12.01.2022)
© AFP 2023 / Robert MichaelG7
© AFP 2023 / Robert Michael
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch của các quốc gia hàng đầu thế giới – nhóm G-7 lần đầu tiên trong 16 năm qua diễn ra không có Nga và trên nền những hoạt động gay gắt phản đối sự kiện.
Theo dự kiến các chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong hai ngày sẽ là tăng trưởng kinh tế, khí hậu, chính sách an ninh và công tác y tế. Có khả năng, xung đột Nga-Ukraine, tình hình ở Trung Đông và châu Phi (bao gồm cả Iran), an ninh trên Biển Đông sẽ được các nhân vật tham dự hội nghị thảo luận trong bữa tối ngày hôm nay. Trước tình hình trở lại căng thẳng ở Ukraine, vấn đề này còn có thể được đưa vào tuyên bố chính thức của hội nghị thượng đỉnh G-7. Trong khi đó, vụ bê bối gián điệp mà phần lớn dư luận châu u vô cùng quan tâm lại sẽ không được đề cập tới. Theo điều tra của báo chí Đức, trong vòng nhiều năm Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã sử dụng phương tiện kỹ thuật của Cục tình báo Liên bang Đức (BND) để theo dõi các chính trị gia Pháp và Áo, các tập đoàn lớn của châu u. Giới quan sát hy vọng vấn đề ít nhất sẽ được nêu lên trong cuộc hội đàm song phương của bà Merkel và ông Obama. Nghị sĩ Gregor Gysi, người đứng đầu Đảng cánh tả tại Bundestag có ý kiến rằng, Thủ tướng Angela Merkel nên gây áp lực trong cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh G-7, để các cơ quan tình báo Mỹ chấm dứt hoạt động do thám trên lãnh thổ Đức. Mặc dù bà Merkel là người thiếu can đảm, — ông Gysi nhận xét. Trong các hoạt động biểu tình đang diễn ra song song với hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức, bắt gặp không ít khẩu hiệu phản đối hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương Mỹ-EU và đòi chấm dứt các xung đột vũ trang. Những người tham gia hoạt động cáo buộc các lãnh đạo thế giới chỉ chú trọng theo đuổi lợi ích của giới ngân hàng và các tập đoàn xuyên quốc gia.