Ngoài ra, cũng thảo luận vấn đề sự gia nhập của Iran vào SCO.
Tính đến hôm nay, đội ngũ SCO bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Qui chế quan sát viên được dành cho Mông Cổ, Ấn Độ, Iran, Pakistan và Afghanistan. Tuy nhiên vào tháng Chín năm 2014, Pakistan và Ấn Độ đã chính thức nộp hồ sơ xin gia nhập SCO. Cả Iran cũng nêu nguyện vọng liên kết vào tổ chức. Cũng không nên quên rằng Armenia và Sri Lanka đã nộp đơn đăng ký nhận qui chế nước quan sát viên. Những bước đi như vậy là tín hiệu cho thấy thế giới đang trước ngưỡng những thay đổi địa chính trị nghiêm túc.
Kể từ thời điểm thành lập vào tháng Sáu năm 2001, Tổ chức hợp tác Thượng Hải bắt đầu phát triển theo những phương hướng khác nhau: an ninh và kinh tế, văn hóa và giáo dục. Và qua mỗi năm càng gia tăng số lượng những nước ủng hộ con đường mà các thành viên SCO đã lựa chọn. Bởi không thể lý giải khác đi về thực tế xuất hiện nhiều quốc gia mới dành quan tâm đến SCO. Cố gắng của Ấn Độ và Pakistan để được tham gia hàng ngũ SCO cũng đã giúp sửa đổi sai lầm vốn hiện hữu ngay từ giữa thế kỷ trước, — chuyên viên Aleksandr Sobyanin từ Hiệp hội hợp tác ven biên nêu ý kiến.
"Khi đế chế Anh giải thể theo kết quả Thế chiến II, người Anh đã "gài" lại những "quả mìn nổ chậm" cho nhiều thập niên sau, nếu không phải là hàng thế kỷ, dưới dạng đường ranh giới. Những "quả mìn gài" này không cho phép Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc cùng tồn tại một cách hoàn toàn hoà bình. Việc Pakistan và Ấn Độ sẽ trở thành thành viên đủ quyền của SCO có ý nghĩa cực kỳ hệ trọng".
Nhưng cũng đừng quên rằng, phấn đấu theo hướng nhận tư cách thành viên SCO, những quốc gia này phải trải qua quá trình làm việc dài lâu. Mặt khác, công việc mở ra trước Ấn Độ những triển vọng kinh tế mới mẻ, — chuyên viên Aleksandr Sobyanin nói thêm.
"Chuyến đi của Thủ tướng Ấn Độ Modi đến Trung Quốc và những thỏa thuận được ký kết tại đó là sự kiện rất quan trọng. Có thể nói là sự kiện mang tính đột phá trọng đại nhất trong quan hệ Ấn-Trung 40-50 năm qua. Ấn Độ là khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga. Nhưng bây giờ sẽ phát triển hợp tác toàn diện, không chỉ giới hạn bằng việc chuyển giao vũ khí và các chương trình quân sự cho Ấn Độ".
Tư cách thành viên đủ quyền trong SCO sẽ tạo điều kiện cho các nước này tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong số những nhiệm vụ chính, có cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan và lưu thông ma túy.