Trung tâm nghiên cứu Pew Research đã nghiên cứu dư luận xã hội theo tình huống giả định là xảy ra cuộc tấn công — không phải của đất nước trừu tượng nào đó, mà cụ thể là của Nga. Từ quan điểm của hàng loạt nước NATO, Nga dường như đang xử sự hiếu chiến và có thể tấn công vào một trong những quốc gia láng giềng.
Trả lời phỏng vấn gần đây của báo Italy Il Corriere della Sera, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố: chỉ ai đó bị bệnh tâm thần mới tưởng tượng rằng Nga sẽ tấn công vào các nước NATO. Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng nhận định rằng toàn bộ hành động của Nga chỉ là phản ứng trước mối đe dọa chĩa vào đất nước, thêm nữa, đó là phản ứng trong mức độ và quy mô hạn chế.
Kết quả khảo sát cho thấy: trong trường hợp có "cuộc xâm lược của Nga" vào một trong các nước thành viên NATO, phần lớn những người được hỏi tại hàng loạt nước NATO không muốn đáp trả cuộc tấn công giả định bằng phương tiện quân sự, mặc dù, theo Điều V của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối liên minh này cần phải làm như vậy.
Có nhiều người thiên về hướng giải quyết "cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Nga" bằng con đường vũ lực từ NATO, là ở Mỹ: khoảng 56% số người được hỏi ủng hộ kịch bản như vậy. Cũng có đông người dân Canada, Anh và Ba Lan "ủng hộ" phương án hành động này.
Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi ở Pháp, Đức và Italy không ủng hộ việc sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào một nước NATO. Cụ thể, ở Đức có 58% người được hỏi chống lại kịch bản như vậy. "Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề hiện thực đối với tương lai của NATO. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rằng ở Đức, sự ủng hộ NATO nhìn chung đã giảm sút rõ trong hai năm qua, từ 59% xuống đến 55%", — WSJ dẫn lời chuyên vie4en Kathy Simmons, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu.
"Ở mức độ nhất định, đây là thách thức đối với các thủ lĩnh, đang cố gắng bằng cách nào đó xóa nhòa sự khác biệt giữa các quốc gia. Họ cần phải làm việc nghiêm túc để đưa cộng đồng xã hội tới chỗ thống nhất quan điểm", — chuyên viên nghiên cứu Kathy Simmons cho biết thêm.
Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh "Sputnik», Giáo sư Luật học kiêm chính trị gia Henri Temple, tác giả cuốn sách «Lý thuyết chung của quốc gia» đã nói rằng: "Hầu hết công dân các nước NATO không muốn bất kỳ phần tham gia nào của nước mình vào các hành động quân sự chống lại nước Nga. Nguyện vọng đó là hợp lý và chính đáng.
Có thể nói rằng việc đẩy mạnh tuyên truyền chống Nga là phương tiện để biện minh cho sự tồn tại của tổ chức NATO và cũng là cách thức để củng cố độ phụ thuộc của các nước Tây Âu vào Hoa Kỳ. Chính phủ Pháp chấp thuận sự lệ thuộc này. Tác dụng phụ của chính sách như vậy chúng ta đang thấy ở Afghanistan, Iraq, Nam Tư cũ, và bây giờ là qua điển hình Ukraina, Yemen và Syria".