Chính trị gia Pháp Jean-Marie Le Pen, thủ lĩnh đảng "Mặt trận Dân tộc" đã nêu ý tưởng phát động chiến dịch giải thích hợp đồng về Đối tác xuyên Đại Tây Dương vì rằng trong nước không hề tiến hành tranh biện về TTIP. Trong khi đó, TTIP có thể gây phương hại cho chủ quyền quốc gia của Pháp. Thành viên Gauthier Bushe của nhóm "Sinh thái mới" vận động chống TTIP thì cho rằng trong quan hệ với hiệp định TTIP thực sự hiện hữu vấn đề — đó là tính chất thiếu minh bạch. Buổi họp dành riêng cho Đối tác xuyên Đại Tây Dương tiến hành sau cánh cửa khép kín, nội dung không được ghi lại, cấm làm bản sao. Gây bất an hơn nữa là thực tế kém thu hút các chính phủ tham gia vào khâu thông qua quyết định. Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh "Sputnik" ông Gauthier Bushe nói rằng, như vậy kết cục Đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ có thể trở thành công cụ mới siêu quốc gia, nơi các tập đoàn tư nhân lớn sẽ ra quyết định thay cho nhà nước, thay cho các nghị sĩ Quốc hội và, cuối cùng, thay cả nhân dân. Điều đó chứng tỏ khi trong thời gian không lâu bản kiến nghị của các đối thủ chống TTIP ở châu Âu đã thu được hai triệu chữ ký.
Chỉ trích cơ bản của các đối thủ với thỏa thuận này bao hàm ở chỗ TTIP kéo theo những hệ lụy xấu cho nền dân chủ, — như ý kiến của ông Gerd Hoffmann Chủ tịch chi nhánh Bavarian thuộc "Dân chủ nhiều hơn". Trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh "Sputnik", ông lưu ý rằng những người soạn thảo văn bản có ý định cào bằng mọi chuẩn mực. Hiệp định sẽ tạo điều kiện tư nhân hóa cơ sở hạ tầng công cộng, y tế và v.v…Như vậy, ở mức độ nhất định các đô thị sẽ bị tước quyền hạn và bị hạn chế khả năng tự quản. Đó là một trong những mục mà các đại diện đô thị gay gắt chỉ trích, bất kể thuộc hàng ngũ đảng phái nào.