Đó là kết quả cuộc tấn công mạnh nhất cách đây chưa lâu của tin tặc vào hệ thống máy tính thuộc Cục quản lý nhân sự của chính phủ Hoa Kỳ, — như thông báo hôm thứ Tư trên tờ Thời báo New York. Có thể khai thác những thông tin mật dùng để gây sức ép đe dọa cũng như truy tìm những người Trung Quốc được mệnh danh là “quan chức trần trụi” đang ẩn náu tại Mỹ.
Việc bẻ mã khóa kho dữ liệu của Cục quản lý nhân sự thuộc Chính phủ Hoa Kỳ đã diễn ra ngay từ tháng 12 năm 2014. Nhưng vì sao phải nửa năm sau, đến ngày 5 tháng 6 năm 2015 dư luận mới biết đến?. Thật khó nói chắc là người Mỹ cố giấu diếm bưng bít về vụ tấn công tin tặc, hay là những kẻ đột nhập thực sự quá điêu luyện? Wasinhton qui kết rằng chịu trách nhiệm về cuộc tấn công này là những hacker có quan hệ với chính quyền Trung Quốc. Còn Bắc Kinh thì phản bác cáo buộc như vậy. Trong khi đó, ngày 10 tháng 6 vụ xì-căng-đan vẫn tiếp diễn. Đã rõ về việc cùng lúc rò rỉ dữ liệu của hàng nghìn công dân Trung Quốc, là thân nhân, bạn hữu hay người quen của những quan chức Mỹ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hai năm liền nỗ lực bất thành trong việc hoạch định lối tiếp cận chung tới đấu tranh chống tội phạm tin học. Đây cũng là một yếu tố gây căng thẳng trong bang giao giữa các quốc gia. Còn các hacker thì tận dụng tình hình này, thu lấy món lợi khổng lồ từ việc bán thông tin mật. Thậm chí nếu những đối tượng bẻ mã khóa máy tính không liên quan gì tới chính quyền Trung Quốc, thì cũng không có nghĩa là số này không bán những dữ liệu mới nhất về quan chức Trung Quốc đang ẩn náu tại Mỹ vì phạm tội kinh tế. Dù sao chăng nữa, chính nhà chức trách Trung Quốc cũng khích lệ bất cứ ai cung cấp được thông tin xác thực về những đối tượng “quan chức trần trụi”.
Ông Yakov Berger chuyên viên phân tích hàng đầu từ Viện nghiên cứu Viễn Đông nêu ý kiến như sau: “Cuộc đấu tranh chống các “quan chức trần trụi” thuộc phạm vi thỏa thuận giữa cơ quan hành pháp Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc đã ký được hiệp định với hàng loạt nước về việc chuyển giao dẫn độ đối tượng tham nhũng hay đơn giản là những tên kẻ cắp. Nhưng với các nước lớn như Hoa Kỳ và Canada, nơi những quan chức phạm tội thường lẩn trốn, thì lại chưa có thỏa thuận như vậy. Những nước này hiện rất miễn cưỡng chuyển giao những đối tượng bị Trung Quốc truy tố vì tội tham nhũng, vin cớ động cơ chính trị”.
Suốt thời gian qua, chỉ có hai cựu quan chức Trung Quốc bị áp giải từ Mỹ về nước. Và ở đây giấu nhẹm khả năng để các hacker kiếm khoản tiền không tồi do bán thông tin về những đối tượng này cho chính quyền Trung Quốc. Nếu như quả thực là họ không ràng buộc với nhau.
“Quan chức trần trụi” – đích ngắm mới của tin tặc Trung Quốc ở Mỹ
18:18 13.06.2015 (Đã cập nhật: 18:21 13.06.2015)
© Flickr / hackNY.orgMáy tính
© Flickr / hackNY.org
Đăng ký
Danh tính hàng nghìn công dân Trung Quốc có quan hệ với các nhà ngoại giao và quan chức Mỹ, đã lọt vào tay các hacker Trung Quốc.