Sự cạnh tranh không tránh khỏi sẽ làm phức tạp thêm các mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, theo SputnikNews, những lời tiên đoán rằng các dự án Liên minh u-Á Kinh tế (EAEC) của Nga và dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc sẽ không thể cùng tồn tại trong cùng một khu vực đã không trở thành sự thật. Tác giả bài báo cho biết rằng bất chấp các dự báo ảm đạm của Mỹ, Moskva và Bắc Kinh đang vô cùng khéo léo kết hợp nỗ lực của họ.
Trong cuộc gặp hồi tháng Năm, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc, Vladimir Putin và Tập Cận Bình nói rằng họ có kế hoạch xây dựng cơ chế hợp tác giữa hai dự án. Hai nước có ý định tạo ra một không gian kinh tế chung tại khu vực u Á và dần dần soạn thảo tài liệu về vấn đề này. Theo ông Alexander Gabuev, người đứng đầu chương trình "Nước Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương" của Trung tâm Carnegie Moskva, có khả năng Nga và Trung Quốc sẽ "phân công lao động" ở Trung Á. Bắc Kinh có thể là công cụ kinh tế lớn, trong khi đó Moskva sẽ là bảo lãnh chính về an ninh trong khu vực.
Theo SputnikNews, phương hướng trọng tâm chính cho Nga và Trung Quốc là phát triển cơ sở hạ tầng. Hai bên sẽ xây dựng, sửa chữa đường sắt và đường cao tốc. Ngoài ra, hai nước sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, luyện kim và các ngành khác. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Viễn Đông Sergei Luzyanin cho rằng dự án chung giữa Moskva và Bắc Kinh sẽ giúp thống nhất nguồn vốn đến từ Nga, Trung Quốc và các nước khác. Các quỹ này không chỉ có thể hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Á- u và Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), mà còn đẩy nhanh việc thành lập Ngân hàng Phát triển SCO.
Theo SputnikNews, phương hướng trọng tâm chính cho Nga và Trung Quốc là phát triển cơ sở hạ tầng. Hai bên sẽ xây dựng, sửa chữa đường sắt và đường cao tốc. Ngoài ra, hai nước sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, luyện kim và các ngành khác. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Viễn Đông Sergei Luzyanin cho rằng dự án chung giữa Moskva và Bắc Kinh sẽ giúp thống nhất nguồn vốn đến từ Nga, Trung Quốc và các nước khác. Các quỹ này không chỉ có thể hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Á- u và Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), mà còn đẩy nhanh việc thành lập Ngân hàng Phát triển SCO.