"Facebook" và cơ chế chặn người dùng tiếp xúc với quan điểm đối trọng

© Flickr / Master OSM 2011Facebook
Facebook - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong giới các nhà xã hội học ngày càng gia tăng mối lo ngại rằng các thuật toán phân tích-lọc cá nhân và tìm kiếm tin tức dành cho người sử dụng "Facebook" và các mạng xã hội khác, đang tạo ra cái gọi là "bong bóng lọc".

Những "bong bóng" này ngăn cản mọi người làm quen với những nhãn quan đối trọng. Có giả thiết là điều đó  bóp méo nhận thức, khiến mơ hồ với thực tại và gây những hậu quả chính trị-xã hội tiêu cực — như phân hóa cộng đồng và triệt tiêu khả năng đối thoại  mang tính xây dựng giữa những người có quan điểm khác nhau. Phân tích dữ liệu theo cấu trúc liên hệ bạn bè và hoạt động mạng của 10 triệu người Mỹ dùng "Facebook" cho thấy rằng những thành viên tự do cũng như người theo phái bảo thủ đều nhận được tin tức về cơ bản là phù hợp với nhãn quan chính trị của họ. Trong đó, thông tin này không phải là cách biệt tuyệt đối.

Nhiều công cụ tìm kiếm lớn (như Google) và các mạng xã hội (như Facebook) đã chọn lọc và xếp sắp những thông tin cung cấp cho người dùng, sau khi  thử "đoán" nguyện vọng của họ. Những phỏng đoán này hình thành dựa trên hoạt động trước đó của người sử dụng: người này từng nêu câu hỏi gì, đã chọn những nguồn nào v.v… Như vậy rất tiện lợi, nếu mục đích của bạn chỉ là đặt mua bánh pizza hay là kiếm một bộ phim mà bạn thấy thích.

Mark Zuckerberg - Sputnik Việt Nam
Facebook chặn bài viết của các tác giả Ukraina hung hăng

Tuy nhiên sự tiện lợi này cũng có mặt trái. Chẳng hạn, bạn cố gắng đánh giá khách quan các ý kiến về sự kiện chính trị quan trọng nào đó. Nếu phép lọc tự động cung cấp cho bạn chỉ những quan điểm đồng thuận, cuối cùng trong nhận thức của bạn sẽ hình thành một bức tranh sai lệch so với thực tế.  Người dùng có thể lâm vào tình thế  "buồng cách ly" (Echo chamber), tức là ở trong một cộng đồng khép kín, chỉ toàn những người cùng lối suy nghĩ trao đổi với nhau những ý kiến mà tất cả đều đồng tình,  và thế là không có chỗ cho những quan điểm đối trọng. Kết cục là con người bắt đầu suy nghĩ rằng chir lập trường của người ấy là duy nhất đúng và không cần đến những cái nhìn khác về vấn đề này làm gì. Một vài nhà xã hội học tại các nước phát triển xem đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với nền dân chủ, bởi việc phân chia không gian truyền thông thành những "bong bóng" gây phân hóa cộng đồng, tạo cực biệt lập trong xã hội và làm tiêu tan khả năng giao lưu xây dựng với những ai có lối tư duy khác.

Tiếng cười của vẹt thu hút người dùng Internet - Sputnik Việt Nam
Tiếng cười của vẹt thu hút người dùng Internet

Nhóm nghiên cứu gồm các nhân viên Facebook đã cố gắng đánh giá mức độ tai họa trên cơ sở phân tích khối lượng lớn dữ liệu về hoạt tính mạng của 10 triệu người Mỹ sử dụng mạng xã hội này. Các tác giả này đã lập ra hơn 500 lối biểu đạt quan điểm cá nhân tương đối phổ biến, xếp người dùng theo 5 bậc về tự do-bảo thủ. Đúng như  chờ đợi, những người thích tự do thường kết bạn với người tự do, còn người bảo thủ thì chọn chơi với người bảo thủ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% bạn bè của người dùng theo quan điểm trái lại.

Rõ ràng là khi lựa chọn bạn bè có ý thức  hướng tới những người đồng quan điểm, con người tự hạn chế lối tiếp cận của bản thân đến luồng thông tin theo cách nhìn khác. Nhưng việc lọc dữ liệu chưa kết thúc ở đây. Giai đoạn chọn lựa tiếp theo cũng thực hiện bởi phép phân loại tự động trong dòng thông tin, vẫn cố "đoán" xem người sử dụng thích điều gì, xuất phát từ hoạt động trước đó. Cuối cùng, ở giai đoạn thứ ba bộ lọc lại một lần nữa tác động để người dùng hoặc nhìn thấy thông tin phù hợp hoặc bỏ qua.

Nếu như mọi người chọn nguồn thông tin theo kiểu ngẫu nhiên qua bất kỳ người dùng Facebook khác, thì 40-45% thông tin  thu được sẽ không tương hợp với nhãn quan chính trị của họ. Do mọi người thiên về hướng chọn bạn bè trong số người cùng quan điểm, tỉ lệ nguồn thông tin "xa lạ" giảm đến 35% với người bảo thủ và 24% với người theo phái tự do.

Ở giai đoạn kế tiếp của cuộc chơi, phép phân tích lọc tự động nhập cuộc. Như đã xác minh, phép xếp hạng này chỉ làm giảm chút ít tỷ lệ thông tin đối trọng thay thế trên dòng chảy. Ở giai đoạn cuối, giai đoạn thứ ba, người dùng tự chọn lấy cho mình những thông tin hấp dẫn hơn từ số những nguồn họ thấy, nghiêng về những bài vở gần gũi về tư tưởng. Kết quả là trong số những tài liệu mà người theo phái bảo thủ thực sự đã xem thì quan điểm "xa lạ" chiếm 29%, còn trong những bào vở mà người theo phái tự do đọc, thì tư liệu đối trọng chiếm khoảng 20%.

Hợp tác toàn cầu trên hành tinh Trái Đất - Sputnik Việt Nam
Giới khoa học dự đoán sự sụp đổ của Internet sau tám năm nữa

Như vậy, công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không gian thông tin của Facebook quả thực  được chia ra thành khu vực bảo thủ và tự do. Tuy nhiên sự tách biệt cách ly giữa hai phái không hoàn toàn tuyệt đối: có khối lượng không nhỏ những tư liệu "xa lạ"  dù sao chăng nữa vẫn lọt vào tầm nhìn của người sử dụng mạng. Đóng góp cơ bản trong việc lọc thông tin hệ tư tưởng là lựa chọn có thức những người bạn cùng quan điểm, và ở vị trí thứ hai, là lựa chọn có ý thức những tài liệu để đọc trong số bài vở giới thiệu trên dòng tin, và chỉ ở giai đoạn thứ ba mới có vai trò của thuật phân tích đánh giá tự động, thử đoán định mong muốn của người sử dụng.

Đương nhiên cũng có thể nghi ngờ các tác giả về chuyện định kiến, bởi họ là nhân viên của Facebook, mà công ty này thì hiển nhiên quan tâm chứng tỏ với xã hội  tính năng đảm bảo an toàn qua phương pháp lọc cá nhân. Mặt khác, nhận định của các tác giả có thể được các chuyên viên độc lập kiểm tra. Các nghiên cứu nghiêm túc về mạng xã hội và ảnh hưởng đối với cuộc sống chỉ mới khởi đầu, và do vậy hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận dứt khoát.

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh "Sputnik", cựu nhân viên tình báo Mỹ Scott Rickard (Former American Intelligence Linguist) đã nói:  «Điều quan trọng là phải hiểu rằng khi xuất hiện các mạng xã hội đầu tiên, đã có ít  sự kiểm duyệt hay kiểm soát. Thí dụ, khi có "cuộc nổi dậy ở Ai Cập", việc sử dụng các mạng xã hội đã là tự do hơn rất nhiều. Khi ấy mọi người cố gắng dùng những phương thức mới để phổ biến thông tin phục vụ mục đích của họ — đáp lại các biện pháp tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế tối đa và giảm thiểu cũng như bóp nghẹt  thông tin đối trọng. Các mạng xã hội thọat đầu tự do hơn, nhưng bây giờ qui tụ và thuộc quyền kiểm soát của những nhân vật có nguồn tài chính rất lớn, như chuyện diễn ra với các đài phát thanh và truyền hình. Không nghi ngờ gì, đó là sự kiểm duyệt. Không chỉ kiểm duyệt của Nhà nước mà còn hiện hữu sự kiểm duyệt của những nhân vật có thế lực".

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала