Ngân hàng mới của BRICS và kỳ vọng toàn cầu

© Ảnh : gcms.plBRICS
BRICS - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong tháng Bảy, tại Thượng Hải sẽ bắt đầu công việc của ban phụ trách lâm thời của một tổ chức tài chính quốc tế mới – đó là Ngân hàng Phát triển (New Development Bank BRICS), do các nước thành viên BRICS tạo lập và quản lý.

Tuyên bố về thành lập  cơ sở tài chính mới này đã được các nước thành viên của tổ chức ký kết trong hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Fortaleza của Brazil hồi  tháng Bảy năm 2014. Vị Chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng Phát triển là người xuất thân từ  Ấn Độ, còn cương vị Phó Chủ tịch đã bổ nhiệm ông Paulo Nogueira Batista Junior người Brazil, trước đây từng có hơn 8 năm làm việc trong IMF.

Cuộc gặp của nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ các nước thành viên BRICS - Sputnik Việt Nam
Các nước BRICS không chấp nhận đứng thứ hai

Đàm đạo với phóng viên Đài phát thanh "Sputnik", ông Paulo Nogueira Batista Junior đã kể về khái niệm và nhiệm vụ của ngân hàng mới. Trong số các mục tiêu của việc thành lập ngân hàng — có việc huy động nguồn lực để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, hướng tới trước hết là hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước BRICS và những nền kinh tế mới nổi khác nữa. Tuy nhiên, điều lệ cũng quy định việc cung cấp sự giúp đỡ cho các quốc gia khác đang bị thiệt hại vì bất ổn kinh tế do kết quả chính sách bành trướng tiền tệ-tín dụng của Hoa Kỳ. Ngân hàng Phát triển  mở cửa cho bất kỳ quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc kể từ  thời điểm bắt đầu hoạt động, dự kiến ​​vào tháng Giêng năm tới. Đó là điểm khiến nó gần gũi với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank  — AIIB) được lập theo đề xuất của  Trung Quốc. Nhưng giữa các nước sáng lập viên của Ngân hàng Phát triển BRICS có thỏa thuận rằng tỷ lệ về vốn tư bản của các nước BRICS sẽ không dưới 55%. 

Dự trữ ngoại hối với số tiền ban đầu là 100 tỷ USD (Trung Quốc góp  41 tỷ, Brazil, Nga và Ấn Độ mỗi nước 18 tỷ, CH Nam Phi — 5 tỷ USD), sẽ tập hợp với mục đích bảo vệ các đồng tiền quốc gia khỏi sự biến động chao đảo của thị trường tài chính. Trước khi bắt đầu công việc của Ngân hàng, các nghị viện quốc gia cần  phê chuẩn hiệp định tương ứng. Trong trường  hợp với  Brazil, lưỡng viện Quốc hội đã thực hiện động tác này.  Có giả thiết là cho đến trước khi hết tháng Sáu những nước khác cũng sẽ hoàn thành bước đi cần thiết đó.

Ban Quản trị lâm thời sẽ phải hoạch định chiến lược của ngân hàng, để cơ cấu tài chính non trẻ này có thể đủ sức cạnh tranh với  Ngân hàng Thế giới, IMF và những quỹ khu vực khác tương tự.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала