Bất chấp những nỗ lực của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nhằm cô lập Nga, tham gia Diễn đàn có đại diện của các công ty lớn nhất thế giới, chẳng hạn như BCG và McKinsey & Company của Mỹ và Metro AG và TUI AG của Đức, cũng như các nhân vật chính trị nổi bật.
Tham gia Diễn đàn St. Petersburg có cả phái đoàn doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama đến St Petersburg, mà theo lời Phó Chủ tịch Ban tổ chức Diễn đàn Anton Kobyakov, ông Hatoyama là một trong những diễn giả thú vị nhất của diễn đàn này ngang bằng với ông Christopher Pissarides, người đoạt giải Nobel kinh tế.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh "Sputnik", ông Daisuke Haga, người đứng đầu văn phòng của ông Hatoyama, cho biết rằng, chủ đề bài phát biểu của cựu Thủ tướng tại diễn đàn là chính sách nhập cư.
Ông Daisuke Haga nói: “Trong lịch sử của mỗi quốc gia có vấn đề di cư. Do các cuộc chiến tranh, số lượng người tị nạn ngày càng tăng và gây ra những vấn đề kahc nhau, bao gồm vấn đề đảm bảo trật tự. Như các bạn đều biết, ở Nhật Bản có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, số người ở độ tuổi lao động giảm đi. Tôi nghĩ rằng, ông Hatoyama sẽ nêu ý kiến rằng, nếu Nhật Bản không tìm được nguồn lao động từ nước ngoài, thì sẽ vấp phải vấn đề lớn”.
Phóng viên "Sputnik": Liệu ông Hatoyama sẽ đề cập đến vấn đề thị trường lao động Nga hay chỉ nói về Nhật Bản?
Ông Daisuke Haga nói: “Ông Hatoyama được yêu cầu giới hạn thời gian phát biểu trong 10 phút, do đó, ông sẽ bắt đầu với tình hình thị trường lao động Nhật Bản. Song, như tôi biết, ở Nga cũng có những vấn đề liên quan đến nhập cư. Có lẽ, một đề xuất trước đây của ông Hatoyama có thể giúp giải quyết vấn đề này. Ông Hatoyama đã từng đưa ra sáng kiến thành lập cộng đồng Đông Á với sự tham gia của Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, tức là các nước và các tổ chức với nền văn hóa khác nhau. Các vấn đề xuất nhập cảnh phức tạp nhất, dù xuất hiện ở bất cứ nơi nào, có thể được giải quyết dễ dàng hơn nếu hoạt động theo khái niệm "tình yêu và tình bạn" do ông Hatoyama đề xuất, có chú ý đến các lợi ích chung”.
Phóng viên "Sputnik": Ông Hatoyama đánh giá như thế nào về quá trình phát triển sự hợp tác kinh tế Nga-Nhật trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt chống Nga?
Ông Daisuke Haga trả lời: “Theo tôi, điều rất đáng tiếc là Liên minh châu Âu đã thông qua quyết định gia hạn thêm sáu tháng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tôi nghĩ rằng, Nhật Bản đã phạm một sai lầm lớn khi làm theo Liên minh châu Âu và áp đặt các biện pháp trường phạt chống Nga. Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga không liên quan tới các công việc của Mỹ và châu Âu. Mỹ và EU đã phải chịu tổn thất do việc áp đặt lệnh trừng phạt Nga. Đến gần đây người ta thường nói rằng, Nhật Bản không chịu bất kỳ thiệt hại lớn do việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, vào tháng Sáu, Hạ viện Nga đã thông qua quyết định cấm đánh bắt cá hồi ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nga. Có lẽ quyết định này đã được thông qua do các vấn đề kinh tế của khu vực đó và không phải là phản ứng với việc Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm đánh bắt cá hồi đi vào hiệu lực, thì điều đó sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến Nhật Bản. Ngoài ra, Nga đã ngừng thủ tục miễn thị thực giữa quần đảo Nam Kuril và Nhật Bản, và điều đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Tôi nghĩ rằng, tất cả các quyết định đó là do lệnh trừng phạt chống Nga. Vì vậy, Nhật Bản nên sớm bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi không được quên về vấn đề Nam Kuril. Có chú ý đến điều đó, Nhật Bản nên xây dựng một chính sách đúng đắn với Nga, khác với chính sách của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu”.
Ông Daisuke Haga nói: “Trong lịch sử của mỗi quốc gia có vấn đề di cư. Do các cuộc chiến tranh, số lượng người tị nạn ngày càng tăng và gây ra những vấn đề kahc nhau, bao gồm vấn đề đảm bảo trật tự. Như các bạn đều biết, ở Nhật Bản có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, số người ở độ tuổi lao động giảm đi. Tôi nghĩ rằng, ông Hatoyama sẽ nêu ý kiến rằng, nếu Nhật Bản không tìm được nguồn lao động từ nước ngoài, thì sẽ vấp phải vấn đề lớn”.
Phóng viên "Sputnik": Liệu ông Hatoyama sẽ đề cập đến vấn đề thị trường lao động Nga hay chỉ nói về Nhật Bản?
Ông Daisuke Haga nói: “Ông Hatoyama được yêu cầu giới hạn thời gian phát biểu trong 10 phút, do đó, ông sẽ bắt đầu với tình hình thị trường lao động Nhật Bản. Song, như tôi biết, ở Nga cũng có những vấn đề liên quan đến nhập cư. Có lẽ, một đề xuất trước đây của ông Hatoyama có thể giúp giải quyết vấn đề này. Ông Hatoyama đã từng đưa ra sáng kiến thành lập cộng đồng Đông Á với sự tham gia của Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, tức là các nước và các tổ chức với nền văn hóa khác nhau. Các vấn đề xuất nhập cảnh phức tạp nhất, dù xuất hiện ở bất cứ nơi nào, có thể được giải quyết dễ dàng hơn nếu hoạt động theo khái niệm "tình yêu và tình bạn" do ông Hatoyama đề xuất, có chú ý đến các lợi ích chung”.
Phóng viên "Sputnik": Ông Hatoyama đánh giá như thế nào về quá trình phát triển sự hợp tác kinh tế Nga-Nhật trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt chống Nga?
Ông Daisuke Haga trả lời: “Theo tôi, điều rất đáng tiếc là Liên minh châu Âu đã thông qua quyết định gia hạn thêm sáu tháng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tôi nghĩ rằng, Nhật Bản đã phạm một sai lầm lớn khi làm theo Liên minh châu Âu và áp đặt các biện pháp trường phạt chống Nga. Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga không liên quan tới các công việc của Mỹ và châu Âu. Mỹ và EU đã phải chịu tổn thất do việc áp đặt lệnh trừng phạt Nga. Đến gần đây người ta thường nói rằng, Nhật Bản không chịu bất kỳ thiệt hại lớn do việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, vào tháng Sáu, Hạ viện Nga đã thông qua quyết định cấm đánh bắt cá hồi ở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Nga. Có lẽ quyết định này đã được thông qua do các vấn đề kinh tế của khu vực đó và không phải là phản ứng với việc Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm đánh bắt cá hồi đi vào hiệu lực, thì điều đó sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến Nhật Bản. Ngoài ra, Nga đã ngừng thủ tục miễn thị thực giữa quần đảo Nam Kuril và Nhật Bản, và điều đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Tôi nghĩ rằng, tất cả các quyết định đó là do lệnh trừng phạt chống Nga. Vì vậy, Nhật Bản nên sớm bãi bỏ các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi không được quên về vấn đề Nam Kuril. Có chú ý đến điều đó, Nhật Bản nên xây dựng một chính sách đúng đắn với Nga, khác với chính sách của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu”.