Nhưng không ở bất kỳ quốc gia phát triển nào khác trên thế giới mà cảnh sát xả súng dễ dàng như ở nước Mỹ.
Tuần trước, ông Frits Sevier 45 tuổi đã bị bắn chết. Việc này xảy ra trước mắt hàng chục trẻ em. Theo dữ liệu của truyền thông địa phương, Sevier đã mang theo trong người một ống kim loại. Đến nơi theo cuộc gọi 911, viên cảnh sát lập tức thấy cần phải bắn người này, tuy rằng cho đến nay vẫn chưa xác minh được vì sao phải làm như vậy.
Cảnh sát đã bắn chết con trai của ông Michael Kamal, anh Abdullah 30 tuổi, ở New Jersey hồi tháng Mười năm 2013. Anh này giữ chặt chiếc điện thoại di động trong túi và vị nhân viên thực thi pháp luật cho rằng đó là một khẩu súng.
Trong khi đó, để tự bảo vệ mình và những người xung quanh, các đại diện thực thi pháp luật còn có quyền sử dụng hàng loạt phương tiện mà không cần phải giết chết đối tượng nghi vấn: cảnh sát còn có súng gây sốc điện, bình xịt hơi cay, đạn cao su và dùi cui chuyên dụng.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả các lựa chọn thay thế, như khẳng định của các chuyên gia, vấn đề chính ở chỗ là cảnh sát Mỹ không được dạy cách thức đúng khi đối phó với tình huống nguy hiểm mà vẫn bảo toàn được nhiều mạng sống. Theo quan điểm của chuyên viên quân sự cao cấp Matthew Fogg, cảnh sát Mỹ không được dạy cách bắn bị thương để ngăn chặn đối tượng có thể gây tội.
Theo thống kê của báo The Guardian, cảnh sát ở Hoa Kỳ trong một vài ngày giết chết nhiều người hơn so với nhân viên cơ quan thực thi pháp luật của các nước khác trong vài năm. Tại Mỹ, chỉ riêng trong tháng Ba số ca tử vong của công dân do bàn tay cảnh sát là nhiều hơn đáng kể so với ở Australia trong suốt 19 năm lại đây.