Hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ ở châu Á trải ra từ Alaska đến Australia – qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các chủ thể của Mỹ ở California và Philippines. Hoa Kỳ triển khai tại đây các thành tố của hệ thống lá chắn tên lửa trong trình tự đơn phương. Điều đó làm dấy lên mối quan ngại của Nga và Trung Quốc, bởi chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng cân bằng chiến lược trong khu vực.
“Mỗi quốc gia phản ứng với mối đe dọa theo cách riêng, dựa trên cơ sở hệ thống vũ khí chiến lược của nước mình. Trong khía cạnh này không thể có sự hiệp lực mà mỗi bên sẽ độc lập tự chủ phân định kế hoạch xây dựng quân sự và ứng phó với mối đe dọa mà nước đó coi là bức xúc nhất. Ở đây có thể hiện hữu việc trao đổi thông tin và tiến hành tham vấn. Nhưng sẽ không có khối liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc và cần xuất phát chính từ lập trường như vậy”.
Lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và Trung Quốc có thành phần khác nhau, vị trí phân bố địa lý khác nhau. Vì thế hiện thời chưa thể có câu trả lời thống nhất cho mối đe dọa chung. Ngoài ra, Trung Quốc không sở hữu hệ thống cảnh báo sớm về đòn tấn công tên lửa. Đương nhiên là chỉ khi nào có sẵn, mới có thể nói đến trao đổi thông tin về những vụ phóng tên lửa của kẻ thù tiềm năng hay là phản ứng cùng nhau.
Hoa Kỳ trong liên minh với các đối tác của Washington ở châu Á-Thái Bình Dương đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mà không thèm đếm xỉa đến lợi ích của Nga và Trung Quốc. Đồng thời người Mỹ cũng cố gắng đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ trên lưng người khác. Lối tiếp cận tương tự đã bộc lộ cả trong việc tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Trong bối cảnh đó, Nga nhiều lần kêu gọi không để xảy ra ở châu Á-Thái Bình Dương tình huống như ở châu lục u. Như là bước đi đầu tiên, Matxcơva đề xuất thông qua Tuyên ngôn về các nguyên tắc khung để tăng cường an ninh và hợp tác trong khu vực. Văn kiện quan trọng này cần qui nhận nguyên tắc không thể chia cắt về an ninh và nguyên tắc không khối khi tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa.