Tại cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO, Tổng Thư ký của tổ chức, — ông Jens Stoltenberg —, một lần nữa tuyên bố rằng "hoạt tính quân sự của Nga đang đặt ra nguy cơ đe dọa hệ thống an ninh châu Âu-Đại Tây Dương", nhưng ít ai trong nội bộ khối liên minh tiếp nhận những lời lẽ sấm sét này một cách nghiêm túc. Chuyên viên McAdams viết như vậy trên trang web của tổ chức Bắc Đại Tây Dương. Nếu chăm chú lắng nghe lời lẽ của Stoltenberg, thì hẳn sẽ hợp lý để giả thiết rằng các thành viên NATO khi đối mặt với sự "hiếu chiến xâm lược" của Nga, ắt phải bằng mọi giá nâng cao chi phí quân sự. Thế nhưng trên thực tế là quá trình ngược lại, — ông McAdams ghi nhận.
Xin trích những dòng của chuyên viên này: "Bất kể có những tuyên bố nóng nẩy từ phía ông Stoltenberg, ban lãnh đạo NATO đang ngày càng khó thuyết phục các đồng minh trong khối quân sự xúc tiến ngăn chặn cái gọi là" mối đe dọa Nga ". Các thành viên NATO, kể cả những quốc gia có vị trí địa lý dễ bị tổn thương nhất trước mối đe dọa giả định từ phía Matxcơva, đều không những không tăng chi phí quân sự, mà trong một số trường hợp thậm chí còn cắt giảm ngân sách quốc phòng".
Chuyên viên McAdams lưu ý rằng Vương quốc Anh hầu như luôn luôn tán thành tuyến hành động của Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự, lại tỏ ra giận dữ vì ban lãnh đạo Mỹ giảm chi tiêu quân sự. Tình huống tương tự ghi nhận ở Đức, nơi chi tiêu quân sự năm ngoái đã giảm bớt 1,3%. Berlin không mấy hào hứng khi nghe phổ biến kế hoạch bố trí ở vùng biên giới với Nga một lực lượng phản ứng nhanh gồm 40.000 binh sĩ.
Chuyên viên phân tích đánh giá rằng thậm chí cả Litva với ban lãnh đạo thường xuyên tuyên bố về viễn cảnh "Nga xâm lược" cùng rất khó khăn khi lôi kéo công dân vào lực lượng vũ trang. Vilnius buộc phải trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, miễn là tăng thêm một chút cơ số quân đội riêng của nước mình. Ngoài ra, Litva không hoàn thành đòi hỏi của NATO về tỷ lệ tối thiểu của chi tiêu quân sự, bằng 2% GDP quốc gia.
Ông Daniel McAdams lưu ý rằng trong cộng đổng xã hội châu Âu không hề nhận thấy chút nhiệt tình nào về hưởng ứng lời hiệu triệu của ban lãnh đạo NATO — là cần siết chặt lập trường trong quan hệ với Matxcơva. "Chẳng lẽ như vậy tức là châu Âu đang lo ngại vì cuộc xâm lăng hiếu chiến của Nga và coi đó như mối đe dọa hiện thực với sự tồn tại của châu lục? Liệu có chính phủ nước nào xem nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài là nghiêm túc mà lại cắt giảm chi tiêu quân sự? Các công dân châu Âu liệu có tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nếu như đất nước họ thực sự đối mặt với nguy cơ bị xâm lược hoặc chiếm đóng?", — quan sát viên chính trị nêu câu hỏi phản bác.
Như vậy, bất kể là Hoa Kỳ và ban lãnh đạo NATO phát động chiến dịch truyền thông chống Nga, mọi người ở châu Âu đều biết rằng hiện hữu khoảng cách sâu sắc giữa "mối đe dọa" bị thổi phồng và hiểm nguy thực sự đối với an ninh châu Âu, - chuyên viên McAdams kết luận.