Tuy nhiên hình thức của cuộc đua này còn lớn và tốn kém hơn trước đây. Vậy nên khả năng đe dọa của cuộc chạy đua cũng cao hơn. Thời điểm này, Nga và Trung Quốc đang tăng đáng kể ngân sách vào quốc phòng, thì Hoa Kỳ chuẩn bị hạ mức chi tiêu tương tự xuống 0,4%. "Lần này dường như chúng ta đang thua" — nhà báo Mỹ David Andelman đã viết như vậy trong chuyên mục của mình tại tờ USA Today.
Tác giả nhận định rằng mùng 9 tháng 5, trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Chủ nghĩa phát xít, đặc biệt Nga đã ra mắt ba mẫu xe tăng bọc thép mới hoàn thiện. Theo lời ông, Nga đã bổ sung vào kho vũ khí những thiết bị như máy bay Mig — 35, khối tổ hợp tên lửa —pháo phòng không "Panshir-S1", có khả năng chống lại tên lửa có cánh, tàu tên lửa loại nhỏ của Dự án 1239 "Sivuch" và thậm chí cả tàu ngầm tàng hình. Trong đó 5 năm tới 70 phần trăm các thiết bị quân sự của Nga sẽ được tối tân hóa, ông cho biết thêm.
David Andelman thừa nhận rằng cuộc chạy đua vũ trang không chỉ thu hút Hoa Kỳ và Nga. Cụ thể, ông viết, Trung Quốc cũng đã xây tàu sân bay đầu tiên của mình, tuy còn khá sơ khai. Tuy nhiên, họ cũng đang tiến hành xây dựng tàu sân bay khác hiện đại hơn. Đáp lại điều này, Nhật Bản cũng đã cho đi vào hoạt động tàu sân bay riêng của mình. Các nước châu Á khác, theo lời của nhà báo, cũng đang cố gắng bảo trì tàu sân bay của họ.
Để trả lời câu hỏi ai đã khiêu chiến chạy đua vũ trang, Nhà báo Mỹ trích dẫn lời ông David Omand, Cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh, "Các ngài đã áp đặt lệnh trừng phạt lên các nước, như Nga hoặc có thể Iran. Tại sao họ không cần phản ứng gì về việc này? Vì họ sẽ giáng một đòn đáp trả" — chuyên viên người Anh cho hay.