Hành lang kinh tế sẽ gắn kết Ấn Độ và Trung Quốc

© AP Photo / Andy Wong, fileẤn Độ và Trung Quốc
Ấn Độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ấn Độ đã tuyên bố về việc họ ủng hộ dự án quốc tế lớn của Trung Quốc - đó là xây dựng hành lang kinh tế các nước BCIM (Banglades – Trung Quốc- Ấn Độ - Myanmar) (BCIM).

Bà Tatyana Shaumyan Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ từ Viện Đông phương học (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét về mối quan hệ với các nước này:

"Những năm gần đây, phải thừa nhận rằng mối quan hệ của Ấn Độ và Trung Quốc cần những hợp tác kinh tế. Hai nước cần sẵn sàng bỏ sang một bên những bất đồng, mâu thuẫn, các vấn đề gây tranh cãi và vui vẻ đạt những lợi ích kinh tế và mục tiêu phát triển, trong đó có phát triển khu vực".

Armata - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ và Trung Quốc muốn mua Armata

Hành lang vận tải BCIM hứa hẹn với những thành viên của dự án không ít lợi nhuận. Chỉ cần nối mạch giao thông của các nước láng giềng thành mạng lưới thống nhất và nâng cấp một số đoạn đường sắt và ô tô. Việc phát triển tuyến đường vận tải đã mở ra cho các bang Đông Bắc Ấn Độ con đường thẳng tới cảng biển Myanmar. Ấn Độ sẽ xâm nhập thẳng vào thị trường Đông Nam Á. Còn Trung Quốc đảm bảo cho mình lối đi vào Ấn Độ Dương ngoại trừ eo biển Malacca. Hiện nay tại eo biển này đang có sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ. Việc này cho phép chính quyền Wasinhton trong những tình huống căng thẳng có thể chặn đường biển đối với Trung Quốc.

Sự chuẩn bị của Ấn Độ và Trung Quốc có thể tạo ra những hành lang kinh tế trong việc hiện thực hóa dự án toàn cầu — đó là xây dựng con đường tơ lụa mới liên kết hệ thống kinh tế thương mại các quốc gia Á Âu và châu Phi. Theo ý kiến của phần lớn các nhà phân tích, "Con đường tơ lụa mới" sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế thế giới và có thể làm thay đổi bản đồ kinh tế thế giới. "Có thể coi đây là phát súng đầu tiên trong trận chiến giữa phương Đông và phương Tây về việc thống trị tại khu vực Á Âu"- trang tin Oilprice.com viết.

Hoa Kỳ đã cố ngăn cản kế hoạch liên kết kinh tế Á Âu. Điều này đã làm sáng tỏ ý định thành lập quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương mà không có sự tham gia của Trung Quốc và Nga. Và những nỗ lực bất thành gây cản trở những nước đồng minh tham dự vào việc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Theo các nhà phân tích, Mỹ bằng mọi cách sẽ hiện thực hóa dự án "Con đường tơ lụa", cái mà sẽ trở thành đòn mạnh giáng  vào các quan điểm toàn cầu của Mỹ.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала