Kết quả điều tra này cho thấy rõ rằng việc NATO ráo riết triển khai hoạt động về phía đông trên nền những luận điệu lớn tiếng chống Nga đang ngày càng khiến người châu Âu hoảng sợ chứ không hề mang lại cho họ cảm giác an toàn.
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, người Mỹ sử dụng “con ngoáo ộp” "hiểm họa Trung Quốc" để lý giải cho sự cần thiết phải thành lập liên minh quân sự. Nhưng kiểu làm này không mấy tác dụng, — như nhận xét của chuyên viên Boris Volkhonsky đứng đầu Trung tâm Á châu và Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga.
Khác với châu Âu, ở châu Á-Thái Bình Dương nói chung chưa từng có tình trạng đối đầu rõ ràng theo khối. Mặc dù đã có những toan tính nỗ lực nhằm tạo ra khối liên minh quân sự kiểu như SEATO (South-East Asia Treaty Organization — Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á) và ANZUS (Security Treaty — Australia, New Zealand, United States — Khối hiệp ước quân sự của ba nước Australia, New Zealand và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, những khối này hóa ra không đủ khả năng tồn tại và trên thực tế đã lui vào dĩ vãng từ lâu. Trong khi đó, ở khu vực châu Á luôn luôn hiện hữu nhiều trung tâm quyền lực tầm khu vực, mỗi trung tâm đều cố gắng giành quyền lợi của mình, vì vậy Washington phải khó khăn phức tạp hơn khi thúc đẩy ý tưởng khối đối đầu ở châu Á. Bất kể áp sức ép từ Washington, chỉ có một nước liên kết vào các biện pháp trừng phạt chống Nga, đó là Nhật Bản. Và Tokyo buộc làm như vậy do áp lực từ nghĩa vụ đồng minh. Còn Hàn Quốc tuy là một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực này thì đơn giản là phớt lờ ý kiến của Washington. Ngược lại, trong tình hình hiện nay, Seoul đang nhìn thấy nhiều cơ hội hợp tác với Nga”.
“Trong những tranh chấp này, Hoa Kỳ ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc, nhưng vào thời điểm hiện tại điều đó chưa phát triển thành xung đột quy mô nào đó. Đang diễn ra cảnh “nắn gân” đối thủ và thậm chí có cả trò chơi phô diễn cơ bắp, nhưng chưa chuyển sang giai đoạn "nóng". Đối với Tokyo, yêu cầu quan trọng nhất ngày hôm nay là củng cố vị thế của Nhật Bản như một cường quốc khu vực. Và trong mục tiêu chiến lược này phần nhiều lập trường của Nhật Bản và Hoa Kỳ là tương đồng, bởi mục tiêu chiến lược chung của họ là kiềm chế Trung Quốc. Nhưng khi công việc dẫn đến chỗ phải hành động để thực hiện mục đích một cách cụ thể, thì cũng trở nên rõ ràng là Tokyo đang cố chơi trò chơi riêng của mình. Có thực tế là Tokyo đang đẩy mạnh quan hệ với các nước Đông Nam Á, mà trước hết là với các nước ASEAN. Và cũng như với Ấn Độ”.
Không cần nghi ngờ gì, ấp ủ hy vọng hăm dọa trấn áp các đối thủ tiềm năng, Washington sẽ tiếp tục gắng sức tạo lập khối liên minh từ số các nước có tâm trạng thân Mỹ, giống như ở châu Âu và trên khắp vùng “Đại Á” (từ Australia đến Israel và các quốc gia quân chủ vùng Vịnh). Trong khi đó, ngày càng có thêm nhiều nước hiểu ra rằng mục đích chính của Washington là tạo điều kiện dễ dàng cho phần tham gia, và tương ứng là giảm nhẹ gánh nặng tài chính của Hoa Kỳ trong các công việc toàn cầu. Tuy nhiên, lối hành xử ranh ma đó của người Mỹ sẽ thành cơn đau đầu khó chữa cho các nước khác khi tiếp xúc và có quan hệ với Washington.